e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Tài chính - Ngân hàng

UNDP sẽ hỗ trợ 133 triệu USD cho Việt Nam trong 5 năm tới

17:02 | 28/10/2016 Print
- Trong giai đoạn 2017-2021, dự kiến tổng số vốn ODA không hoàn lại của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) dành cho Việt Nam là 133 triệu USD, trong đó 23 triệu USD là vốn thường xuyên và 110 triệu USD sẽ được vận động từ các nguồn khác.

Hiện tại, Liên hợp quốc đang soạn thảo Tài liệu Chương trình Quốc gia (CPD) cho Việt Nam, trong đó bao gồm Chương trình Quốc gia hợp tác giữa Việt Nam và UNDP 2017-2021.

Bà Louise Chamberlain, Giám đốc quốc gia, UNDP Việt Nam cho biết, mục tiêu của Chương trình Quốc gia hợp tác giữa Việt Nam và UNDP 2017-2021 là hỗ trợ Việt Nam hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) đã đề ra, thúc đẩy việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững (SDG) với các trọng tâm chính: khuyến khích một cách có hệ thống những kinh nghiệm Việt Nam đã có để chia sẻ với các nước khác thông qua Sáng kiến hợp tác Nam – Nam trong nỗ lực giảm nghèo, quản lý rủi ro thảm họa và sử dụng các công cụ chính sách dựa trên bằng chứng những tập quán này.

Trong giai đoạn 2017-2021, dự kiến tổng số vốn ODA không hoàn lại của UNDP dành cho Việt Nam là 133 triệu USD, trong đó 23 triệu USD là vốn thường xuyên và 110 triệu USD sẽ

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 39 năm hợp tác, giữa Việt Nam và UNDP đã có 8 chu kỳ được xây dựng và triển khai liên tục với các quy mô và phương thức thực hiện khác nhau, kinh phí viện trợ không hoàn lại dành cho Việt Nam khoảng 1 tỷ USD. Từ năm 2010 tới nay, vốn vận động của UNDP thường xuyên được đáp ứng đầy đủ và ngày càng tăng do UNDP rất tích cực trong việc đa dạng cách tiếp cận và huy động vốn.

được vận động từ các nguồn khác.

Đồng thời, theo các đại diện của UNDP Việt Nam, Chương trình quốc gia sẽ đóng góp vào 3 thành quả thuộc Kế hoạch Chiến lược chung của Liên hợp quốc tại Việt Nam, gồm: giảm nghèo và cải thiện bình đẳng về kinh tế - xã hội; phát triển ít các bon, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, bền vững môi trường; nâng cao trách nhiệm giải trình, tiếng nói của người dân và tiếp cận công lý. Cụ thể:

Thứ nhất, giảm nghèo và cải thiện bình đẳng về kinh tế - xã hội.

Theo đó, UNDP đưa ra các giải pháp về nâng cao năng lực, sinh kế và trao quyền cho phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số để cải thiện hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia và đạt được các mục tiêu SDG số 1, 5 và 8 về xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng. Cố vấn chính sách và đưa ra cách tiếp cận sáng tạo cho những cải cách trong lĩnh vực bảo trợ xã hội nhằm tăng cường khả năng chống chịu. Bên cạnh đó là các giải pháp sáng tạo liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề nghèo đô thị, quản trị công, xanh hóa và tăng khả năng chống chịu.

Cố vấn chính sách và đẩy mạnh đối thoại nhằm mở rộng cơ hội cho tăng trưởng công bằng và bao trùm; cố vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện, giám sát và đánh giá kế hoạch hành động SDG của chính phủ.

Thứ hai, phát triển ít các bon, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, bền vững môi trường.

Các nhiệm vụ đặt ra là triển khai thực hiện các mục tiêu SDG, các công ước và thỏa thuận quốc tế với Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia, như: Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sendai, Stockholm… Xây dựng và cải thiện chính sách, cơ chế thúc đẩy hình thành thị trường: biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, thị trường các bon, cải tiến và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng trong các quá trình công nghiệp. ngành giao thông, mở rộng tiếp cận năng lượng sạch nông thôn.

Ngoài ra, ưu tiên hiện thực hóa hành động thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, tập trung vào nhóm người dễ tổn thương, vùng ven biển và đồng bằng sông Mekong. Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái ngập nước, khu dự trữ sinh quyển, bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có sinh học biển và ven biển.

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm giải trình, tiếng nói của người dân và tiếp cận công lý.

Hiện tại, mô hình tư vấn chính sách ở Việt Nam vẫn chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện. Vì vậy trong tương lai, cần có sự tăng cường tiếng nói và vai trò cho các đối tác xã hội dân sự quốc gia khi không gian cho đối thoại chính sách ngày càng được mở rộng và khuôn khổ pháp lý cho các hiệp hội được hoàn thiện hơn nữa. Tiếp tục hợp tác chống tham nhũng và cung cấp các dịch vụ công./.

Trang Trần

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư