e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 29 (747)

10:31 | 30/10/2020 Print
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 29/2020 gồm các nội dung sau:

Trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cải cách về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp. Những cải cách về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp thời gian qua đã được thực hiện một cách mạnh mẽ và thực chất, đảm bảo phù hợp với những thay đổi về cơ chế chính sách trong từng thời kỳ và góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu cắt giảm chi phí khởi sự kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Bài viết “Cải cách chính sách phí, lệ phí về đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường” tác giả Phạm Văn Thiện đánh giá một số hoạt động cải cách trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh từ năm 2000 cho đến nay.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động thực tế, đóng góp khoảng 40% GDP; 30% nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm... Thời gian qua, DNNVV đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, dẫn tới kết quả thực hiện và tác động hỗ trợ từ các chính sách này còn hạn chế. Do đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ DNNVV đang là vấn đề bức thiết đặt ra đối với Nhà nước. Thông qua bài viết “Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một số đánh giá và đề xuất, kiến nghị”, tác giả Đặng Anh phân tích một số chính sách hỗ trợ DNNVV hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất hướng hỗ trợ chính sách trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Vì thế, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển theo hướng bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, thì vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đặc biệt, năm 2020, với sự hoành hành của đại dịch Covid-19, thành quả phát triển bền vững của Việt Nam đang bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy đất nước phát triển bền vững và có thể trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2030, Việt Nam cần thực hiện hiệu quả đồng bộ nhiều giải pháp trong thời gian tới. Bài viết “Vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng trong tương lai”, tác giả Phùng Thị Phương Anh sẽ rõ hơn những nội dung này.

Nợ công khi vượt qua giới hạn ngưỡng an toàn (tùy thuộc vào từng nền kinh tế ở mỗi giai đoạn cụ thể), có thể làm giảm tích lũy vốn tư nhân, dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân; làm giảm tiết kiệm quốc gia; tạo áp lực gây ra lạm phát; làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội... cản trở cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thông qua bài viết, “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị”, tác giả Nguyễn Quốc Thái đánh giá thực trạng nợ công hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị.

Tình hình kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện trong 9 tháng đầu năm 2020 (GDP của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, lạm phát được kiềm chế), nhưng vẫn còn những hạn chế và khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2%-3% năm 2020 của Chính phủ trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Bài viết “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, tác giả Bùi Minh Thủy đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị để vượt qua các khó khăn trong bối cảnh hiện nay, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Cho đến nay, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 2, thứ 3. Nhiều nước đã quyết định lùi thời gian mở cửa nền kinh tế, đồng thời tái áp đặt các biện pháp giãn cách. Tại Việt Nam, mặc dù đã khống chế được dịch Covid-19, song tác động của nó đến nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) nói chung và DN logistics nói riêng là rất lớn. Dự báo, dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động của các DN logistics. Vậy, thời gian tới, các DN logistics sẽ phải làm gì để hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh này? Để hiểu rõ hơn những nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Doanh nghiệp logistics Việt Nam ứng phó với khủng hoảng từ đại dịch Covid-19”, của tác giả Nguyễn Quang Hồng.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Văn Thiện: Cải cách chính sách phí, lệ phí về đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường

Đặng Anh: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một số đánh giá và đề xuất, kiến nghị

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phùng Thị Phương Anh: Vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng trong tương lai

Nguyễn Quốc Thái: Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị

Bùi Minh Thủy: Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Quang Hồng: Doanh nghiệp logistics Việt Nam ứng phó với khủng hoảng từ đại dịch Covid-19

Nguyễn Thường Lạng, Vũ Khánh Thịnh: Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng đến 2025

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Kim Đoan: Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Trần Thị Liên Trang: Một số tác động của EVFTA đến thương mại Việt Nam

Tạ Thị Đoàn: Đầu tư công trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Nguyễn Thị Lan Anh, Đào Thị Hương, Dương Văn Toản, Nguyễn Phùng Quân: Giải pháp thu hút lao động dân tộc thiểu số vào làm việc trong các doanh nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững

Phạm Văn Đàm: Cạnh tranh không lành mạnh trong doanh nghiệp và một số kiến nghị

Hồ Mỹ Hạnh: Xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghệ An

Đặng Quốc Hưng, Lê Thị Công Ngân: Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm kinh tế tại Công ty Cổ phần 22 - Bộ Quốc phòng

Lưu Minh Huyên: Động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long

Đoàn Văn Tình: Nghiên cứu về sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ đối với công chức

Trần Thị Cẩm Đào: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Điện lực Trà Vinh

Nguyễn Xuân Thảo, Hoàng Tiến Linh: Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì

NHÌN RA THẾ GIỚI

Dương Nhật Huy: Phát triển mối liên kết doanh nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Xuân Dũng, Trần Thế Tuân: Kinh nghiệm đào tạo nghề của Hàn Quốc, Nhật Bản và gợi ý cho Việt Nam

Bounkham Phonmany: Hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh của CHDCND Lào hiện nay

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Minh Ngọc: Kinh nghiệm của một số địa phương về đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động trong các doanh nghiệp và đề xuất cho tỉnh Vĩnh Phúc

Mai Thị Kim Oanh: Xây dựng Thành phố phía Đông: Cơ hội và thách thức của TP. Hồ Chí Minh

Đỗ Văn Nhân: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Đắk Lắk - Thực trạng và giải pháp phát triển đến năm 2030

Nguyễn Duy Sơn, Trần Hữu Dào: Tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Van Thien: Reform in fees and charges for business registration to create favorable conditions for market entry

Dang Anh: Policies to support SMEs: Some assessment and recommendations

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Phung Thi Phuong Anh: For a sustainable and prosperous development of Vietnam in the future

Nguyen Quoc Thai: Public debt in Vietnam: Current situation and some recommendations

Bui Minh Thuy: Vietnam’s economy in the context of Covid-19 pandemic

Nguyen Quang Hong: Vietnamese logistics enterprises’ response to the crisis from Covid-19 pandemic

Nguyen Thuong Lang, Vu Khanh Thinh: Exports from FDI sector in Vietnam: Current situation and prospects up to 2025

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Kim Doan: Restructuring state-owned enterprises in Vietnam: From the perspective of perfecting market economy institution

Tran Thi Lien Trang: Some impacts of EVFTA on Vietnamese trade

Ta Thi Doan: Public investment in export-oriented agricultural development in the Red River Delta

Nguyen Thi Lan Anh, Dao Thi Huong, Duong Van Toan, Nguyen Phung Quan: Solutions for attracting ethnic minority workers to enterprises in association with sustainable poverty reduction

Pham Van Dam: Unfair competition in businesses and some suggestions

Ho My Hanh: Establish a management accounting information system for Nghe An-based SMEs

Dang Quoc Hung, Le Thi Cong Ngan: To boost the consumption of economic products of Joint Stock Company 22 - Ministry of Defense

Luu Minh Huyen: Work motivation of employees at Hung Long Garment and Service JSC

Doan Van Tinh: Research on equity in evaluation of civil servants’ public service performance

Tran Thi Cam Dao: Schemes to perfect the internal control system at Tra Vinh Power Company

Nguyen Xuan Thao, Hoang Tien Linh: Improve the efficiency of capital management at Viet Tri Chemical JSC

WORLD OUTLOOK

Duong Nhat Huy: Development of business linkages over the world and experiences for Vietnam

Nguyen Xuan Dung, Tran The Tuan: Experiences in vocational training of Korea, Japan and suggestions for Vietnam

Bounkham Phonmany: Improve the current organization of state administrative apparatus at provincial level of the Lao PDR

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Minh Ngoc: Experiences of some localities in ensuring economic benefits for employees in enterprises and recommendations for Vinh Phuc province

Mai Thi Kim Oanh: Building a city in the Eastern of Ho Chi Minh City: Opportunities and challenges for the City

Do Van Nhan: High-tech agriculture in Dak Lak province - Current situation and development solutions up to 2030

Nguyen Duy Son, Tran Huu Dao: Strengthen the management of construction projects using state budget in Sop Cop district, Son La province

KTDB

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư