e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Đổi mới sáng tạo

Ghép xương ức và xương lồng ngực in 3D bằng titan cho bệnh nhân ung thư

14:31 | 15/09/2015 Print
- Phòng thí nghiệm Lab 22 thuộc tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học cộng đồng (CSIRO) tại Úc đã in 3D thành công xương ức và xương lồng ngược bằng titan để cấy ghép cho một bệnh nhân ung thư 54 tuổi tại Tây Ban Nha.

Xương ức và xương lồng ngực có hình dáng rất phức tạp và những thiết bị cấy ghép kiểu phẳng dẹt thường dùng qua thời gian sẽ trở nên lỏng lẻo. Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tại đại học y Salamanca, Tây Ban Nha đã nghĩ ra một thiết bị cấy ghép được in bằng công nghệ 3D dành cho một bệnh nhân bị ung thư xâm lấn thành ngực (chest wall sarcoma) - một loại ung thư hiếm gặp trong đó một khối u ung thư phát triển xung quanh xương lồng ngực, buộc phải loại bỏ toàn bộ phần xương này.

Bằng kỹ thuật chụp quét CT phân giải cao, công ty sản xuất thiết bị y tế Anatomics có trụ sở tại Melbourne, Úc đã hợp tác với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tại Salamanca để thiết kế một thiết bị cấy ghép có hình dạng tương tự xương ức và xương lồng ngực nguyên gốc của bệnh nhân này. Anatomics sau đó đưa bảng thiết kế cho phòng thí nghiệm Lab 22 để chế tạo bằng chiếc máy in 3D kim loại dùng cơ chế bắn chùm electron có tên Arcam trị giá 1,3 triệu đô Úc.

Người đầu tiên nhận được phương án điều trị thay thế phần ngực đã bị tổn thương bằng thiết bị nhân tạo là một bệnh nhân ung thư lồng ngực 54 tuổi. Theo những kết quả theo dõi sau đó, các bác sỹ và bệnh nhân này đã hoàn toàn yên tâm với thiết bị nhân tạo khi nó hoạt động hiệt quả và không gây ra những tác dụng phụ đáng kể. Chỉ 12 ngày sau khi phẫu thuật bệnh nhân đã được xuất viện.

Việc sử dụng các thiết bị nhân tạo Titan từ in 3D để thay thế một khu vực bị tổn thương lớn như lồng ngực thực sự đã tạo ra một bước tiến mới cho nền y học thế giới.

Đại diện của Anatomics cho biết lồng ngực nhân tạo chỉ là một trong nhiều sản phẩm y học khác trong tương lai. Những ca chấn thương lồng ngực nghiêm trọng sẽ không còn là vấn đề khi đã có thiết bị tiên tiến này.

Tham khảo video quá trình tạo ra thiết bị cấy ghép bằng titan của phòng thí nghiệm Lab 22 tại đây.

Linh Tuyền

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư