e-ISSN: 2734-9365

Trang chủ/Quốc tế

Argentina đối mặt với khủng hoảng kinh tế

08:49 | 30/07/2014 Print
- Argentina dường như một lần nữa phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ lần thứ 2 trong vòng 13 năm qua.

Từ đầu năm đến nay, đồng Peso, đã mất gần 20% giá trị so với đồng USD và dự trữ ngoại hối đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Người dân Argentina đang tìm mọi cách để chuyển tiền lương và tiết kiệm của họ sang đồng bạc xanh. Mặc cho phá giá, đồng USD giao dịch chiếm 50% trên thị trường chợ đen. Lạm phát tăng cao hơn so với dự báo 30% trước đây, và thị trường trái phiếu đang trên đà không có khả năng thanh toán nợ đến hạn vào năm tới.

Cuộc khủng hoảng là kết quả của chính sách dân túy trong những năm gần đây của Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, người đã đóng băng lãi suất hiệu dụng, quốc hữu hóa công ty dầu khí lớn nhất nước (làm cho Argentina phải nhập khẩu năng lượng mặc dù quốc gia này có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt) và lạm phát.

Khi các nhà báo hỏi về vụ bán tháo, bà Kirchner đổ lỗi cho “áp lực đầu cơ” tiền tệ - âm mưu của các ngân hàng, doanh nghiệp và các nghi phạm của các nước đang phát triển.

Trên thực tế, các vấn đề của Argentina nghiêm trọng hơn nhiều so với các nước mới nổi, như: Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi và mờ nhạt trường quốc tế, tiêu biểu là hãng hàng không Buenos Aires đã bị cô lập sau cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất năm 2002. Thêm vào đó, họ lại quay đầu lại tình trạng vỡ nợ trước đây: chi tiêu chính phủ không kiểm soát được, áp thuế xuất khẩu cao đi đôi với kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ và không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Đảng Peronist của bà Kirchner đã duy trì chính sách này nhiều lần và không rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đây, ngay cả khi các nước láng giềng, trong đó có Chile, tăng trưởng kinh tế mạnh nhờ áp dụng các chính sách thị trường tự do.

Tin tốt là, kinh tế suy thoái khiến phe của bà Kirchner trong cuộc bầu cử mùa thu năm ngoái thất bại, có nghĩa là bà sẽ bị buộc phải rời khỏi văn phòng khi nhiệm kỳ tổng thống của bà hết hạn vào cuối năm tới.

Bộ trưởng Kinh tế Axel Kicillof đã có những bước đi thận trọng bằng việc mở cuộc đàm phán với Câu lạc bộ Paris và tính toán bồi thường cho công ty Repsol vì việc quốc hữu hóa công ty dầu khí này. Tuy nhiên, chiến lược của chính phủ đưa ra nhằm xoa dịu công luận chứ không phải giải quyết vấn đề cơ bản của nền kinh tế./.

Nguồn:
http://www.washingtonpost.com/opinions/argentinas-economic-crisis/2014/01/30/a35d1818-878f-11e3-833c-33098f9e5267_story.html

Trang Trần

© Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư