Trong đó, giá trị xuất khẩu nông sản chính đạt 1,52 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 734 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 46 triệu USD, thuỷ sản ước đạt 739 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 25,7 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,36 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể như sau:

Lũy kế 8 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Một số mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm nông sản chính như gạo, hạt điều, rau quả, sản phẩm từ cao su có giá trị tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,2 tỷ USD (+21,1%), hạt điều đạt 2,24 tỷ USD (+0,6%), rau quả đạt 2,676 tỷ USD (+14,1%), trong đó rau đạt 376 triệu USD (+16,3%); sản phẩm từ cao su đạt 450 triệu USD (+17,8%). Các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị: cà phê khối lượng xuất khẩu ước đạt 1,32 triệu tấn (+15,5%), giá trị đạt 2,5 tỷ USD (-2,5%); cao su đạt 870 nghìn tấn (+8,2%), giá trị 1,2 tỷ USD (-11,8%); hồ tiêu đạt 173 nghìn tấn (+3,2%), giá trị ước đạt 576 triệu USD (-36%). Chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu (khối lượng XK: 81 nghìn tấn (-10%), giá trị đạt 133 triệu USD (-7,4%)).

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 8 tháng đầu năm 2018 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng ước đạt 355 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 17,5 triệu USD (tăng gấp 3 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 70 triệu USD (tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017).

Đối với các sản phẩm thủy sản, trong tháng 8/2018, giá trị xuất khẩu ước đạt 739 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm 53,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 7 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Hà Lan (tăng 40,7%), Hồng Kông (tăng 23,3%), Đức (tăng 19,2%), Hàn Quốc (tăng 15%), Anh (tăng 14,9%) và Thái Lan (tăng 12,1%).

Trong tháng 8/2018, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 8/2018 ước đạt 696 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vững vị trí là các thị trường chính của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 sang các thị trường này lần lượt đạt 2 tỷ USD (tăng 13,9%), 643 triệu USD (tăng 3,5%), 621 triệu USD (tăng 6,3%) và 540 triệu USD (tăng 54,6%). Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang các thị trường truyền thống giữ ổn định, các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký các đơn hàng cho năm nay.

Về nhập khẩu, trong tháng 8/2018, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 2,63 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 20,72 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ước tính nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 15,89 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm là phân Ure (33,9%), bông các loại (32,9%), ngô (28,7%), hàng thủy sản (24,1%), lúa mỳ (14,5%), rau quả (13,4%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (10,6%).

Các thị trường nhập khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2018 là Hoa kỳ (đối với lúa mỳ (tăng 16 lần), thức ăn gia súc và nguyên liện (tăng 2 lần), rau quả (+89%), sữa và sản phẩm sữa (+70%), bông (+20%), cao su (+15%)); Nga (lúa mỳ (31 lần), hàng thủy sản (+33,7%)); Ấn độ (ngô (tăng 18 lần), bông (+44%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (+28%)); Brazin (bông (tăng 4 lần), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (4 lần), gỗ (37%)); Hàn quốc (bông (tăng 2 lần), rau quả (2 lần), hàng thủy sản (1,8 lần)); Indonexia (dầu mỡ động vật (+91%), thủy sản (+88,7%), bông (62%)); Trung quốc (rau quả (+48%)); Niuzilân (sữa và sản phẩm sữa (+43,5%), rau quả (21,4%)); Malaysia (phân bón (+75,8% so với cùng kỳ năm 2017))./.