Ngày 20/03/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 648/QĐ-BCT điều chỉnh mức giá bán lẻ điện.

Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Giá bán điện thương phẩm bình quân hiện tại là 1.720 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ bình quân hiện hành là 143,79 đồng/kWh.

Mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT)

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng ban hành bảng giá bán điện cho các nhóm khách hàng. Trong đó đáng chú ý là, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến.

Cụ thể, bậc 1 từ 0-50 kWh được tính giá 1.678 đồng/kWh. Bậc 2 được tính giá 1.734 đồng cho mức tiêu thụ 51-100 kWh. Bậc 3 giá bán là 2.014 đồng cho mức tiêu thụ 101-200 kWh. Giá bậc 4 là 2.536 đồng cho 201-300 kWh; bậc 5 có giá 2.834 đồng cho 301-400 kWh; bậc 6 được tính 2.927 đồng cho 401 kWh trở lên. Được biết, lần tăng giá điện gần nhất là tháng 12/2017, với mức tăng 6,8%.

Tại cuộc tọa đàm với chủ đề “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cùng ngày, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định, trong điều chỉnh giá điện lần này, Bộ Công Thương thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện.

Qua xem xét phương án giá điện năm 2016 theo quy định tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của EVN xây dựng, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành thẩm định các phương án giá điện. Các thông số được thẩm định dựa trên thông số đầu vào, cụ thể là cơ cấu nguồn thụ động của năm 2019; các thông số đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, thực tế chi phí mua điện của các đơn vị cộng với chi phí chung của EVN trong các khâu truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành.

“Trên cơ sở xem xét tất cả các phương án, chúng tôi có tính toán, phân bổ thêm các khoản nợ còn treo trong các đợt trước để tính toán phương án giá điện. Các phương án giá điện này


Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng GDP.

Theo đó, với giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3, CPI năm 2019 khoảng 3,3-3,9%. Ở mức này, việc điều chỉnh giá điện vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm 2019 được Quốc hội giao là dưới 4%.

chúng tôi phối hợp với Tổng cục Thống kê để tính toán, đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ như chỉ tiêu GDP, các ảnh hưởng đến CPI hay chỉ số giá sản xuất (PPI)”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng xem xét, đảm bảo hỗ trợ giá điện cho người nghèo, hộ chính sách cũng như khách hàng sử dụng điện mà sử dụng điện thấp dưới 50 kWh hoặc dưới 100 kWh. Từ đó, Bộ Công Thương đã báo cáo Thường trực Chính phủ và sau khi có ý kiến của Thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Đại diện Bộ Công Thương nhận xét, giá điện điều chỉnh năm 2019 mới bằng 66% giá điện bình quân của 8 nước Đông Nam Á vào thời điểm tháng 6/2018. So sánh với các nước có mức thu nhập GDP/người tương đương với Việt Nam, Bộ Công Thương đã tập hợp 10 nước có GDP từ 1.784-2.985USD/người với giá trị bình quân khoảng 2.176USD, thì giá điện hiện nay của Việt Nam chỉ bằng 80% các nước này. Sau khi điều chỉnh với mức điều chỉnh là 1.684,44 đồng, thì giá điện của chúng ta bằng 91% giá điện bình quân của 10 nước này.

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN dự kiến, việc điều chỉnh tăng giá điện lần này giúp doanh thu EVN tăng hơn 20.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, EVN phải chi trả chi phí đầu vào tăng thêm gồm than 7.000 tỷ đồng, chênh lệch giá khí bao tiêu gần 6.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá là 3.825 tỷ đồng cùng các khoản khác... với tổng số tiền lên tới 21.000 tỷ đồng./.