Cùng với giá xăng được điều chỉnh, giá dầu điêzen được điều chỉnh tối đa 362 đồng/lít; Dầu hỏa: 480 đồng/lít; Dầu madut: 807 đồng/kg...

Đây là mức tăng giá kỷ lục chưa từng có trong mấy năm trở lại đây, và cũng cao hơn so với mức giá niêm yết của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá xăng Ron 92 đã tăng lên 24.550 đồng/lít, thấp hơn 30 đồng so với mức trần 24.580 đồng/lít mà liên bộ Tài chính - Công Thương cho phép.

Mức 24.580 đồng/lít xăng là cao nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục 23.800 đồng/lít thiết lập ngày 20/4/2012. Điều đáng nói là việc tăng giá được thực hiện trong khi giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng giảm.

Lý do tăng, Bộ Tài chính đưa ra là do giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao. Ngày 26/2/2013, giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, nên giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1.000- 2.300 đồng/lít, khi đó phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1.000- 2.300 đồng/lít.

Người dân bất ngờ vì giá xăng tăng kỷ lục

Trong khi đó, để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước nhằm bình ổn giá cả thị trường, Nhà nước đã liên tục điều hành để giữ ổn định, không tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước mà sử dụng Quỹ BOG (từ đầu năm 2013 đã có 04 lần điều chỉnh) và hiện nay mức sử dụng Quỹ BOG xăng dầu như sau: xăng: 2.000 đồng/lít, dầu điêzen: 800 đồng/lít, dầu hỏa: 1.150 đồng/lít, dầu madút: 650 đồng/kg).

Tại thời điểm hiện nay, mặc dù giá nhập khẩu có giảm so với tháng 2/2013 nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi, Quỹ BOG xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết; giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp.

Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Tài chính-Công Thương đã cho biết:

Một là, ngừng sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu;

Hai là, tính toán đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí trong giá cơ sở theo quy định thì phần chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh tối đa giá bán các chủng loại xăng dầu trong nước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) ở nhiệt độ thực tế và ở địa bàn gần cảng nhập khẩu, gần nhà máy sản xuất, chế biến xăng, dầu, cụ thể như sau: Xăng điều chỉnh tối đa 1.430 đồng/lít; Dầu điêzen điều chỉnh tối đa 362 đồng/lít; Dầu hỏa điều chỉnh tối đa 480 đồng/lít; Dầu madut điều chỉnh tối đa 807 đồng/kg.

Ngay sau thông báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bình luận trên Bản tin Thời sự VTV1 về việc tăng giá xăng dầu. Ông Tú khẳng định quyết định điều chỉnh giá xăng dầu là hợp lý.
Giải thích cho việc giá xăng trong nước tăng trong khi giá thế giới giảm, Thứ trưởng cho hay, lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 28/8/2012. Kể từ đó đến nay, giá xăng dầu thế giới đã tăng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bình ổn giá xăng dầu trên thị trường, Bộ Tài chính đã quyết định cho các doanh nghiệp sử dụng Quỹ bình ổn giá để bình ổn. Ngoài ra, Chính phủ cũng tiếp tục duy trì thuế ở mức thấp và đồng thời giảm một số chi phí định mức trong công thức tính giá.
Nhờ những biện pháp trên cho đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường cao hơn giá chúng ta tính toán là khoảng 800 đồng/lít. Tuy nhiên đến nay, Quỹ bình ổn giá đã hết.
"Hiện giá xăng dầu thế giới tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Bởi vậy, cùng với việc rút bỏ sử dụng Quỹ bình ổn giá chúng ta phải tăng giá để bù đắp lại”, Thứ trưởng lý giải.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho hay, trước mắt chúng ta giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải đưa trở lại thuế thông thường đối với sản phẩm xăng dầu. Chẳng hạn như hiện thuế đang là 12% đưa về mức 2% là mức thuế thông thường.
Thứ hai, đảm bảo trích Quỹ bình ổn giá làm sao cho không quá nhiều, cũng không quá ít để bình ổn vào thời điểm giá thế giới tăng.
Thứ ba, đảm bảo cho các chi phí phù hợp với các chi phí thực tế trên thị trường.
Trên cơ sở 3 yếu tố đó, chúng ta phải đưa được giá của chúng ta bằng với giá biến động giá trên thế giới.