Cụ thể, do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, ngày 30/3, ngày đầu tiên của tuần giao dịch mới, giá vàng SJC cũng tiếp tục giảm nhẹ khoảng 40.000 đồng/lượng, rơi xuống dưới 35,3 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá mua - bán vàng miếng SJC trên thị trường TP.Hồ Chí Minh là 35,19 – 35,29 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 35,19 – 35,31 triệu đồng/lượng; giảm 40.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Trong 2 ngày 1/4 và 2/4, giá vàng không có nhiều biến động, đến sáng ngày 4/4 giá vàng SJC tăng nhẹ 60.000 đồng/lượng sau khi đi ngang trong ngày 3/4. Hiện giá vàng SJC chỉ còn thấp hơn mức giá cuối tuần trước 10.000 đồng/lượng. Theo đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua - bán vàng miếng SJC trên thị trường TP. Hồ Chí Minh là 35,22 - 35,32 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 35,22 - 35,34 triệu đồng/lượng; tăng 60.000 đồng/lượng so với ngày 3/4.

Trên thị trường thế giới, ngay khi mở cửa tuần giao dịch mới (ngày 30/3) giá vàng thế giới vẫn giảm và rơi xuống quanh 1.193 USD/oz. Đúng như dự báo của các nhà phân tích, sự thận trọng đứng ngoài quan sát của các nhà đầu tư sau hoạt động chốt lời cuối tuần trước, cộng thêm đồng USD nhích nhẹ trở lại khiến giá vàng thế giới tiếp tục rời xa ngưỡng 1.200 USD/oz. Giá vàng kỳ hạn tháng Tư đã rơi xuống còn 1.194,3 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng giảm về quanh 1.193 USD/oz.

Ngày 1/4 giá vàng thế giới có xu hướng phụ hồi nhẹ trở lại. sang ngày 2/4 giá vàng thế giới đã sự phục hồi mạnh trở lại sau số liệu kém khả quan về việc làm của khu vực tư nhân tại Mỹ được công bố. Tuy nhiên, sau đó giá vàng thế giới lại quay đầu giảm nhẹ và có dấu hiệu lình xình đi ngang trong ngày, giá vàng kỳ hạn tháng Sáu đang dừng ở 1.202,3 USD/oz. Giá vàng giao ngay cũng đang xoay quanh 1.200,9 USD/oz.

Ngày 3/4 giá vàng thế giới cũng rơi xuống sát 1.200 USD/oz dưới áp lực chốt lời. Mặc dù vậy, giá vàng thế giới vẫn trụ vững trên ngưỡng 1.200 USD/oz trước khi thị trường Mỹ bước vào kỳ nghỉ Good Friday. Tuy vậy, triển vọng giá vàng trước mắt vẫn rất bấp bênh. Trong tháng 3 vừa qua, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust có mức bán ròng lớn nhất kể từ tháng 12/2013. Nhu cầu mua vàng vật chất của Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn thứ nhì thế giới sau Ấn Độ, cũng kém sôi động.

Trên thị trường tiền tệ, ngày 30/3, nhiều ngân hàng tăng nhẹ giá USD của mình thêm 10-15 đồng. Hiện giá bán của các ngân hàng phổ biến quanh 21.570-21.580 đồng/USD còn giá mua vào rải từ 21.480 đồng/USD đến 21.535 đồng/USD. Theo đó, Vietcombank và Vietinbank vẫn giữ nguyên giá mua – bán USD như cuối tuần trước, tương ứng ở mức 21.495/21.555 đồng/USD và 21.490/21.560 đồng/USD. Đáng chú ý, BIDV tăng mạnh 40 đồng ở giá mua và tăng mạnh 30 đồng ở giá bán. Hiện gia mua – bán USD tại ngân hàng này là 21.535/21.585 đồng/USD.

Tuy nhiên, sang này 31/3 hầu hết các ngân hàng điều chỉnh giảm nhẹ tỷ giá USD 5-10 đồng. Hiện giá bán của các ngân hàng phổ biến quanh 21.570 đồng/USD. Theo đó, Vietcombank và BIDV cùng giảm 5 đồng ở cả 2 chiều mua vào – bán ra về 21.510/21.570 đồng/USD. Tương tự, VietinBank giảm 5 đồng mỗi chiều mua – bán về 21.505/21.575 đồng/USD.

Ngày 3/4 nhiều ngân hàng tiếp tục tăng giá mua- bán USD thêm từ 5 – 10 đồng. Hiện giá bán ra USD của các ngân hàng phổ biến ở mức 21.620 đồng/USD. Theo đó, so với ngày 2/4, giá mua – bán USD tại BIDV đã tăng thêm 5 đồng lên 21.555/21.615 đồng/USD. Cũng bán ra ở mức 21.615 đồng/USD, song giá mua vào của VietinBank chỉ là 21.545 đồng/USD.

Ngày 4/4 hầu hết các ngân hàng đều giữ nguyên mức giá đã tăng trong ngày 3/4. Hiện giá bán ra USD của các ngân hàng vẫn phổ biến ở mức 21.620 đồng/USD. Theo đó, Vietcombank vẫn giữ nguyên mức giá mua - bán USD là 21.550/21.610 đồng/USD. Agribank cũng giữ nguyên mức giá giao dịch đồng bạc xanh là 21.535/ 21.620 đồng/USD. Vietinbank đã nâng tỷ giá USD thêm 10 đồng mỗi chiều lên 21.555/21.625 đồng/USD (mua - bán) từ chiều 3/4 và hiện vẫn không thay đổi mức giá này./.