Điều này là điển hình cho ảnh hưởng toàn cầu của các sự kiện liên quan tới quyết định lãi suất của Fed sắp tới và sự chao đảo tại thị trường Trung Quốc vừa qua.

Tổng thống Brazil có thể bị luận tội và điều đó có thể trở thành vụ scandal tham nhũng, nền kinh tế Brazil chìm trong suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đồng Real của Brazil trượt giá triền miên đã và đang vẽ nên bức tranh u ám về đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La Tinh và cũng là nước sản xuất cà phê, nông sản hàng đầu thế giới.

“Thật điên rồ. Brazil lại trở về quá khứ. Hỏng. Chúng tôi thậm chí không thể nghĩ đến việc phải thấu chi trong chi tiêu (rút âm thẻ tín dụng),” Raul Shinohara, một kỹ sư 61 tuổi cho biết, đồng thời than thở thẻ tín dụng của ông phải chi trả lãi suất hàng năm lên đến 372%.

“Tôi hy vọng mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn bởi vì nếu không như vậy thì sẽ càng phức tạp” Maria Lucia Santos, một công chức nhà nước 58 tuổi tại São Paulo thổ lộ.

Các công ty của Brazil đã phát hành hàng tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ đang cảm thấy bi quan về triển vọng đồng USD tăng giá do lãi suất cơ bản của Mỹ tăng - đặc biệt khi nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc đã gây sức ép lên giá các loại hàng hóa. Đồng real của Brazil vốn dĩ giảm giá khoảng hơn 30% trong năm nay nằm trong số những đồng tiền kém nhất ở các thị trường mới nổi.

“Các công ty luôn phàn nàn rằng họ đã phòng ngừa đồng USD tăng giá,” một luật sư doanh nghiệp tại São Paulo nhận định. “Nhưng liệu họ vẫn phòng ngừa hiệu quả với giá hàng hóa và thực tế dòng tiền mặt họ thu vào ngày càng giảm cùng với khả năng đồng real có thể giảm đến mốc 4 real ăn 1 USD hay không?”

Ngân hàng Trung ương đầy quyền lực nhất thế giới là Fed đang xem xét việc tăng lãi suất cơ bản đang ở mức thấp kỷ lục ở lần đầu tiên trong vòng gần một thập kỷ. Thậm chí trước khi Fed có động thái như vậy, ảnh hưởng cũng sẽ thấy rõ ở nền kinh tế toàn cầu.

Đồng Real chưa giảm đến mốc đó (so với đồng USD) - mốc đã thiết lập vào năm 2002. Nhưng nhiều người tin điều đó có thể xảy ra, nếu nhờ lãi suất cơ bản của Mỹ tăng lên.

“Đồng Real có thể tiếp tục giảm giá,” Erik Norland, kinh tế gia chủ chốt tại nhà điều hành sàn giao dịch thị trường tương lai CME Group đánh giá. Nếu Fed tăng lãi suất cơ bản vào tháng 9 thì “sẽ không ngạc nhiên nếu đồng real dao động thử thách lại mức đáy kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào năm 2002”.

Đồng Real yếu có thể thúc đẩy lạm phát của Brazil tăng lên (hiện tại ở mức 9,5%) và buộc Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) duy trì lãi suất cơ bản ở mức 14,25%. Điều đó có thể đủ sức khuyến khích nhà đầu tư trở lại thị trường Brazil, nơi họ có thể khôi phục giá trị được 5%. Tuy nhiên các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc (quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Brazil) có thể lấn át triển vọng lạc quan như thế, bên cạnh ảnh hưởng của thực tế lãi suất cơ bản của Mỹ sẽ tăng lên mức cao.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nội tệ... thì có thể sẽ góp phần gây sức ép lên các đồng tiền ở các thị trường mới nổi (trong đó có đồng Real của Brazil),” ông Norland cho biết.

Brazil là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới nên việc đồng nội tệ của nước này mất giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá nông sản, trong đó có cà phê. mía đường,...

Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay không những cần theo dõi sát sao diễn biến của đồng USD mà còn cần phải đưa tỷ giá USDBRL (tỷ giá của đồng Real so với USD) vào danh mục quan tâm hàng ngày vì sức mạnh của đồng nội tệ của Brazil đang ảnh hưởng nhiều tới giá cả nông sản thế giới./.