Cụ thể, đối với Việt Nam, ADC kết luận rằng, trong số 03 nhà sản xuất/xuất khẩu hợp tác của Việt Nam, có 01 nhà sản xuất/xuất khẩu không nhận được trợ cấp từ 03 chương trình bị cáo buộc nêu trên, 02 nhà sản xuất/xuất khẩu có nhận được trợ cấp, nhưng ở biên độ trợ cấp ở mức tối thiểu (<1%).

Về chống trợ cấp, ADC kết luận chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với Việt Nam. Trong khi đó, về chống bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam bị áp biên độ phá giá từ 7,7% đến 34,9%.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị áp biên độ phá giá từ 7,7% đến 34,9%

Đối với các công ty không hợp tác, ADC xác định biên độ trợ cấp là 0,08%. Trên cơ sở biên độ trợ cấp cho các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đều ở mức tối thiểu, ADC đã thông báo chấm dứt vụ việc điều tra trợ cấp với Việt Nam.

Đối với Malaysia, biên độ trợ cấp là 3,2%.

Về chống bán phá giá, đối với Việt Nam, ADC đưa ra két luận rằng, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất/xuất khẩu hợp tác là từ 7,7% đến 18%; biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác là 34,9%.

Đối với Malaysia, biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác là 13,0%; đối với các công ty hợp tác của Malaysia được xác định không bán phá giá hoặc có biên độ phá giá tối thiểu. Do đó, ADC đã chấm dứt việc điều tra và không áp thuế chống bán phá giá với các công ty này.

Trước đó, ngày 16 tháng 8 năm 2016, ADC khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với nhôm ép nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam. Theo đó, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp từ ngày 01/07/2015 đến 30/06/2016. Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc của Việt Nam gồm thuế nhập khẩu ưu đãi (đối với tài sản cố định của các dự án đầu tư); ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế đối với đất phi nông nghiệp.