Theo Savills, trong so sánh khu vực, Việt Nam có tỷ lệ dân cư đô thị thấp và đang trong quá trình dịch chuyển một lượng lớn dân số từ khu vực nông thôn ra các thành phố. Đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Điều này cùng với quy mô trung bình hộ gia đình thấp đang tạo ra nhu cầu nhà ở lớn (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Tốc độ đô thị hóa tại khu vực ASEAN

Việc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến nhu cầu nhà ở tăng cao, tuy nhiên theo Savills, hiện Việt Nam có tới 27% cư dân đô thị đang sống trong điều kiện nhà ở chất lượng thấp, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (Biểu đồ 2).

Biều đồ 2: Nhà ở chất lượng thấp

Cùng với tốc độ đô thị giá, số lượng gia đình mới cũng tăng nhanh một cách chóng mặt. Theo đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 58.000 và Hà Nội có 42.000 hộ gia đình được hình thành mỗi năm. Thực tế cũng cho thấy, nguồn cung, cũng như quy mô thị trường căn hộ trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể(Biểu đồ 3, 4,5)

Biểu đồ 3: Số lượng gia đình mới năm 2016

Biểu đồ 4: Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Biểu đồ 5: Quy mô thị trường năm 2016

Theo báo cáo của Savills, việc gia tăng số lượng hộ gia đình, kéo theo đó là số lượng căn hộ bàn trong thời gian qua đang gây sức ép lớn lên thị trường (Biều đồ 6)

Biểu đồ 6: Số lượng căn hộ bàn giao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Biểu đồ 7: Cơ cấu người mua

Tuy nhiên, Savills cũng cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang ở mức ổn định hơn. Theo đó, khách mua đầu cơ hiện chỉ chiếm 8% trên thị trường, giảm 1/3 so với cuối năm 2016. Khách mua với mục đích cho thuê cũng giảm còn 26%. Đặc biệt, khách mua để ở tăng lên mạnh mẽ 66% (Biểu đồ 7). Điều này cho thấy, hình thức đầu tư theo kiểu “lướt sóng” đang không còn “đất”./.