Theo Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, tại buổi làm việc, ông Michael Punke cho biết, Amazon là công ty thương mại điện tử đa quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực bản lẻ trực tuyến và cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng (Public Cloud Services). AWS cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây chi phí thấp, bảo mật và có khả năng mở rộng cao dưới dạng các dịch vụ lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích và các dịch vụ khác từ các trung tâm dữ liệu của Amazon trên toàn thế giới.

Đám mây AWS cung cấp hơn 90 dịch vụ – trên tất cả các lĩnh vực từ điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu cho đến tích hợp liên tục, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. WS có hàng triệu khách hàng đang hoạt động hàng tháng và từng phân khúc kinh doanh dễ thấy theo ngành dọc trong doanh nghiệp đang sử dụng AWS theo cách có ý nghĩa.

Trong dịch vụ tài chính, đó là Capital One, Intuit, FINRA và Barclays. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng tôi có Johnson & Johnson, Merck, Pfizer và Bristol Myers Squibb. Trong lĩnh vực dầu khí, có Shell, BP và Hess. Trong lĩnh vực sản xuất, chúng tôi có các khách hàng như GE, Philips và Schneider Electric. Trong lĩnh vực công nghệ còn có Netflix, Samsung, Adobe và Autodesk.

Hiện nay, Amazon đang hợp tác triển khai dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ ngân hàng số (digital banking) với một ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, Công ty AWS được biết Ngân hàng Nhà nước đang, có kế hoạch xây dựng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp fintechs dưới dạng những khung làm việc điều chỉnh thử nghiệm (regulatory sandbox). Công ty AWS đã và đang làm việc với các chính phủ trong khu vực để phát triển những sandbox tương tự.

Do vậy, AWS rất mong muốn được hợp tác với Ngân hàng nhà nước trong quá trình này. Công ty AWS có thể cung cấp thông tin về các xu hướng mới nổi trong cách các tổ chức tài chính sử dụng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, chuỗi khối và ngân hàng ảo tại Việt Nam, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Công ty AWS mong muốn, AWS toàn cầu và AWS trong khu vực có thể hợp tác với Ngân hàng nhà nước trong việc xây dựng, phát triển các quy định quản lý trong lĩnh vực công nghệ mới một cách hiệu quả nhất và có lợi nhất cho nền kinh tế số của Việt Nam. Điều này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo và các trao đổi kỹ thuật, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm.

Khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, xem xét các đề xuất của AWS, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đề nghị Amazon tiếp tục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin làm rõ các vấn đề, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật An an ninh mạng đối với các tổ chức tín dụng và định chế tài chính tại Việt Nam.

Đối với nội dung định hướng chính sách chung, để tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động khai thác công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch xây dựng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Fintech dưới dạng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox).

Ngân hàng Nhà nước đang giao cho Vụ Thanh toán làm đầu mối soạn thảo Đề án xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để trình Chính phủ phê duyệt.

Phó Thống đốc mong muốn và cũng tin tưởng rằng, với những thiện chí của Ngân hàng Nhà nước cùng với những thế mạnh vốn có của Amazon, hai bên sẽ có những sự hợp tác và gặt hái thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại; đặc biệt là việc ứng dụng điện toán đám mây (cloud services) trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam./.