2 nguyên tắc sử dụng

Công văn nêu rõ, các nguyên tắc sử dụng của nguồn vốn dự phòng Kế hoạch Đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, cụ thể là:

(1) Việc sử dụng vốn dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Đối với nguồn vốn nước ngoài (vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài): Chỉ đề xuất sử dụng dự phòng tại bộ, ngành, địa phương cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư sau khi đã thực hiện điều chuyển nội bộ giữa các dự án trong phạm vi 90% số vốn nước ngoài nguồn NSTW đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết.

2 tiêu chí và 5 thứ tự ưu tiên lựa chọn

Để sử dụng nguồn vốn dự phòng Kế hoạch Đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, công văn nêu rõ 5 tiêu chí và thứ tự ưu tiên sau:

Một là, đối với vốn dự phòng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): được tách riêng và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2.000.000 tỷ đồng

Hai là, sau khi đã trừ phần dự phòng của các CTMTQG nêu trên và phần dự phòng hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (đã giao kế hoạch năm 2018), số vốn dự phòng còn lại được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Bố trí vốn cho các dự án không phải áp dụng quy định tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư dự án đã được quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

(2) Bố trí vốn cho nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các bộ, ngành trung ương theo quy định của Luật Quy hoạch để kịp thời chuẩn bị cơ sở và căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 (đối với nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố quy hoạch của các địa phương theo quy định của Luật Quy hoạch, sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương để bố trí, không sử dụng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu).

(3) Bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 (nếu còn), các khoản vốn tạm ứng chưa thu hồi (nếu có); bố trí vốn thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn.

(4) Bố trí vốn cho các dự án cấp bách, các nhu cầu mới phát sinh, các dự án liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền biển đảo, bao gồm cả nhiệm vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương nhưng chưa cân đối trong kế hoạch đầu tư trung hạn; các dự án cấp bách còn thiếu vốn thuộc các ngành, lĩnh vực và các chương trình mục tiêu; các dự án dở dang bị giãn, hoãn tiến độ, cần phải thực hiện tiếp.

(5) Đối với nguồn vốn nước ngoài (vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài), chỉ bố trí bổ sung vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) các dự án kết thúc hiệp định vay trong giai đoạn 2018-2020 và không có khả năng gia hạn; (ii) dự án có tiến độ và khả năng giải ngân tốt; (iii) dự án đã ký hiệp định vay nhưng chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án trong khuôn khổ số vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn của bộ, ngành và địa phương mình, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền có ý kiến.

Các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án trong khuôn khổ số vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn của bộ, ngành và địa phương mình, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền có ý kiến.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn: vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư (nếu có), báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xử lý.

Theo Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 của Quốc hội, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2.000.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách trung ương là 1.120.000 tỷ đồng, gồm vốn nước ngoài 300.000 tỷ đồng, vốn trong nước 820.000 tỷ đồng.

Trong đó phát hành 260.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ (bao gồm 60.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014-2016 chuyển sang), tiền bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp là 250.000 tỷ đồng; Vốn cân đối ngân sách địa phương là 880.000 tỷ đồng.

Dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn theo mức quy định: Dự phòng chung 10% theo từng nguồn vốn; Các bộ, ngành trung ương và địa phương dành 10% dự phòng trên tổng mức vốn được phân bổ theo kế hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn./.