Trong đó, thu nội địa 448.900 tỷ đồng, bằng 83,3%; thu từ dầu thô 83.200 tỷ đồng, bằng 97,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 137.000 tỷ đồng, bằng 89% dự toán năm.

Nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nội địa, với 148.300 tỷ đồng, bằng 80,3% dự toán năm. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 96.400 tỷ đồng, bằng 86,3%.

Các nguồn thu thuế cụ thể như sau: thu từ thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 88.000 tỷ đồng, bằng 82%; thuế thu nhập cá nhân 38.100 tỷ đồng, bằng 80,4%; thuế bảo vệ môi trường 9.400 tỷ đồng, bằng 73,9%; thu phí, lệ phí 8.700 tỷ đồng, bằng 84%.

Tuy nhiên, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2014 ước tính đạt 809.000 tỷ đồng, bằng 80,4% dự toán năm.

Trong đó, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn, với ước tính đạt 567.400 tỷ đồng, bằng 80,7%. Chi đầu tư phát triển là 134.700 tỷ đồng, bằng 82,6% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 130.700 tỷ đồng, bằng 82,7%).

Điều đáng nói là trong gần 10 tháng qua, ngân sách đã phải dùng tới 106,9 nghìn tỷ đồng để chi trả nợ và viện trợ (bằng 89,1% dự toán).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng Mười ước tính đạt 19231 tỷ đồng, bao gồm: vốn trung ương 3578 tỷ đồng; vốn địa phương 15.653 tỷ đồng.

Tính chung 10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 165,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,9% kế hoạch năm và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Vốn trung ương quản lý đạt 35.536 tỷ đồng, bằng 89,9% kế hoạch năm và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 4.809 tỷ đồng, bằng 106,2% và giảm 8,7%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.927 tỷ đồng, bằng 84,3% và giảm 6,4%; Bộ Xây dựng 1.749 tỷ đồng, bằng 85,9% và tăng 3,6%; Bộ Y tế 788 tỷ đồng, bằng 97,9% và tăng 2,1%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 598 tỷ đồng, bằng 81% và tăng 6,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 503 tỷ đồng, bằng 80,5% và tăng 2,7%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 423 tỷ đồng, bằng 93,4% và tăng 3,2%; Bộ Công Thương 279 tỷ đồng, bằng 94,3% và giảm 0,9%; Bộ Khoa học và Công nghệ 234 tỷ đồng, bằng 83,2% và giảm 4,7%; Bộ Thông tin và Truyền thông 217 tỷ đồng, bằng 104,5% và giảm 6,5%.

Vốn địa phương quản lý đạt 129.675 tỷ đồng, bằng 84,9% kế hoạch năm và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 88.927 tỷ đồng, bằng 81,8% và giảm 0,4%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 32873 tỷ đồng, bằng 90,7% và tăng 4,5%; vốn ngân sách cấp xã đạt 7875 tỷ đồng, bằng 99,7% và giảm 1,1%.

Trong khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước của một số đầu tàu có sự giảm sút.

Cụ thể, Hà Nội đạt 19.271 tỷ đồng, bằng 82,2% kế hoạch năm và giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Thành phố Hồ Chí Minh là 13.201 tỷ đồng, bằng 91% và giảm 1,6%; Đà Nẵng: 3.657 tỷ đồng, bằng 80,1% và giảm 8,2%; Vĩnh Phúc 3.061 tỷ đồng, bằng 86,3% và giảm 5,6%.

Một số tỉnh, thành phố có mức vốn đầu tư tăng, như: Nghệ An 3.395 tỷ đồng, bằng 96,5% và tăng 7,6%; Bình Dương 3.262 tỷ đồng, bằng 73,1% và tăng 14,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.188 tỷ đồng, bằng 70,9% và tăng 16,5%./.