“Tôi có hỏi một số đồng chí ở các ngân hàng thì cơ bản không có nợ xấu nữa. Nợ xấu trước đây được gọi là cục máu đông, giờ cục máu động nhỏ dần, nhiều nơi đã tan đi”, Thủ tướng cho biết khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019, ngày 09/01/2019.

Những điểm sáng trong bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong năm qua, ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan trên rất nhiều mặt.

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát và neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp. Năm 2018, lạm phát cơ bản duy trì ổn định, bình quân khoảng 1,48% (năm 2016 là 1,83%, năm 2017 là 1,41%); lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 3,54% phản ánh điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua phù hợp với định hướng kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, về cơ bản, điều hành chính sách tiền tệ đã giữ mặt bằng lãi suất khá ổn định. Trong bối cảnh nhiều yếu tố tác động mạnh khiến hầu hết các nước đều phải tăng lãi suất thì việc giữ được ổn định mặt bằng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã là một thành công; so với các nước Châu Á khác có trình độ phát triển tương đồng, như: Bangladesh (9,54%), Indonesia (11,07%), Myanmar (13%), Mông Cổ (20%), thì lãi suất Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Đây là một nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền bằng mức lãi suất huy động phù hợp, vừa duy trì lãi suất cho vay ở mức hợp lý, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, tỷ giá biến động không lớn; Mặc dù tỷ giá trong năm qua chịu tác động mạnh của nhiều yếu tố phức tạp khó lường song Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế được những tác động này nhờ việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, từng bước theo lộ trình với truyền thông bài bản; Sự ổn định và cải thiện của các nền tảng kinh tế vĩ mô cũng góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam; Nguồn cung USD trên thị trường ngoại tệ duy trì ổn định; Dự trữ ngoại hối ở mức cao cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể ổn định cung - cầu ngoại tệ, bình ổn tỷ giá khi cần thiết.

“Với cách thức điều hành như vậy, có thể khẳng định chúng ta đã rất thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá. So với nhiều đồng tiền khu vực và thế giới bị mất giá mạnh, tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô các nước, thì mức tỷ giá VND/USD hiện nay là phù hợp, duy trì lòng tin đối với đồng Việt Nam”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Thứ tư, tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi với chất lượng, hiệu quả; Tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2018 đạt 14%; tốc độ tăng giảm dần (năm 2016 là 18,25%, 2017 là 18,24%) trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện vững chắc, tương ứng là 6,21%; 6,8% và năm 2018 đạt 7,08%. Điều này cho thấy, tín dụng được sử dụng hiệu quả và được phân bổ phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; các lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 23,86%); Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Thống đốc chia sẻ thêm về vấn đề tín dụng đen đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Nhận thức rõ phần trách nhiệm của mình, về phía ngành Ngân hàng cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt cuối tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116 và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, trong đó, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tạo điều kiện tiếp cận vốn mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai trong suốt thời gian qua, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội có các gói tín dụng đặc thù, tập trung vào các đối tượng vay tiêu dùng ở vùng nông thôn; mở rộng, phát triển một cách hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô... để hạn chế việc người dân tìm đến các kênh cấp vốn không chính thức.

Thứ năm, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực, theo đúng lộ trình, kế hoạch, đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho phép 3 ngân hàng (VCB, VIB và OCB) được áp dụng trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực Basel II phương pháp tiêu chuẩn và đang xem xét áp dụng với 5 tổ chức tín dụng khác, hướng tới năm 2020 sẽ có ít nhất 12-15 tổ chức tín dụng áp dụng thành công Basel II.

Công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu tồn đọng ở VAMC và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Riêng đối với hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, thời gian qua, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó tập trung vào việc xử lý các quỹ tín dụng yếu kém. Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước quan trọng, tạo sự đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Trong năm vừa qua, NHNN đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 51 văn bản quy phạm pháp luật với 46 Thông tư... NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Kết quả này đã tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, minh bạch, tạo sự đồng bộ trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thứ bảy, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại được áp dụng, số lượng và giá trị thanh toán tăng trưởng mạnh.

“Có thể nói lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0. Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng với phương châm lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm nhân tố quyết định; Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán đảm bảo phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển Fintech, gia tăng tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật trong ngành Ngân hàng”, Thống đốc cho biết.

Thứ tám, công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với gần 100 thủ tục hành chính và 80/257 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa. Đặc biệt, trong năm vừa qua, hệ thống ngân hàng triển khai rất quyết liệt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và đạt được kết quả rất tích cực.

Về phía các tổ chức tín dụng cũng đã cắt giảm, bãi bỏ nhiều hồ sơ, thủ tục, phí, đảm bảo quy trình nghiệp vụ thuận tiện, nhanh gọn. Nhờ đó, NHNN đã đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) các Bộ, ngành trong 3 năm liền; chỉ số “Tiếp cận tín dụng” được Ngân hàng Thế giới xếp hạng ngang với 2 nước đứng đầu trong nhóm ASEAN 4.

4 nhiệm vụ cần triển khai năm 2019

Đánh giá năm 2019 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của đất nước, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, để có thể thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, tăng trưởng kinh tế 6,8% trong bối cảnh kinh tế thế giới có biến động phức tạp khó lường, các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với ngành Ngân hàng trong 2019 là rất nặng nề, ngành Ngân hàng sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2019 như sau:

Một là, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2019, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Hai là, tiếp tục triển khai tích cực Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém. Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ba là, tập trung triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. Giám sát các hệ thống thanh toán, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tốt hơn hoạt động cung ứng dịch vụ của các trung gian thanh toán và thanh toán điện tử.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với tổ chức tín dụng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2019 cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng ít nhất 1 bậc xếp hạng.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, khéo léo, hiệu quả, phối hợp với chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Vừa duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ, vừa tạo dư địa để điều hành chủ động chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Trước việc năm 2018, mặc dù tăng trưởng tín dụng thấp hơn, nhưng GDP lại tăng trưởng cao, Thủ tướng nhìn nhận nguyên nhân là chất lượng tín dụng và mô hình tăng trưởng đã thay đổi hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ cấu hệ thống tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt.

Đến nay, tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 1,89%, giảm từ mức 2,46% năm 2016. Đáng chú ý, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu.

“Tôi có hỏi một số đồng chí ở các ngân hàng thì cơ bản không có nợ xấu nữa. Nợ xấu trước đây được gọi là cục máu đông, giờ cục máu động nhỏ dần, nhiều nơi đã tan đi. Điều này do yếu tố vĩ mô và công tác điều hành của các đồng chí”, Thủ tướng phát biểu.

Về mặt còn tồn tại, Thủ tướng lưu ý vừa qua các ngân hàng hoạt động tốt hơn nhưng so với khu vực và thế giới, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính, chất lượng tài sản chưa cao. Danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn. Cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, chưa hợp lý. “Trình độ quản lý điều hành của chúng ta chưa cao, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ khu vực và thế giới”, Thủ tướng nói.

Hoạt động tín dụng đen thời gian qua xảy ra trên nhiều địa bàn gây bất ổn trật tự xã hội, tác động xấu đến hoạt động tiền tệ ngân hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân.

“Tín dụng đen cho vay lãi suất cắt cổ đang bủa vây người yếu thế, từ thành thị đến nông thôn, từng ngóc ngách bản làng, lo hơn nữa là cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, buộc người vay đến chỗ mất nhà, đẩy gia đình người vay đến cảnh nghèo đói, trở thành những chị Dậu mới”, Thủ tướng dẫn lời của một đại biểu Quốc hội để nhắc nhở.

Đáng chú ý, hiện có một tỷ lệ dân số chưa tiếp cận được với tín dụng, điều đó cho thấy ngành ngân hàng chưa mang dịch vụ tín dụng đến với tất cả người dân, đặc biệt vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do đó, ngành ngân hàng cần chủ động phối hợp hơn với Bộ Công an xử lý tốt hơn tình trạng tín dụng đen, cần kịp thời tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận tín dụng.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước thông tin Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng trên 5.000 tỷ đồng để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý vấn đề này.

Nhấn mạnh khát vọng Việt Nam phải vươn lên, từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình cao, thu nhập cao, Thủ tướng cho rằng trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải đóng góp vào sự phát triển của đất nước, để năm 2019 đạt kết quả cao hơn năm 2018, để ngành ngân hàng có sự bứt phá. Đây là câu hỏi mà ngành ngân hàng cần giải đáp.

Thủ tướng đề nghị, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả, tăng cường khả năng ứng phó để hạn chế tác động bất lợi từ bên ngoài, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Đây là mục tiêu kép, nặng nề, đòi hỏi tầm nhìn, điều hành khoa học, bản lĩnh, trí tuệ, kịp thời.

Thủ tướng cũng đặt hàng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm có lời giải bài toán ngân hàng với cách mạng 4.0, ngân hàng phải làm gì để tiên phong trong cách mạng 4.0, tạo cú hích đối với cả nền kinh tế, trong đó có vấn đề thanh toán điện tử. Xây dựng, trình Thủ tướng phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo tiêu chuẩn, chuẩn mực của Basel II. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý, gắn với nâng cao chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, lộ trình đã đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận dễ dàng với dịch vụ ngân hàng.

Thủ tướng cũng lưu ý toàn hệ thống tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, minh bạch, làm tốt công tác tổ chức cán bộ và trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, trong đó có việc “quan tâm đến người dân, đến cơ sở, không biếu xén cấp trên”.

“Từng doanh nghiệp phồn vinh, từng ngân hàng lớn mạnh, phát triển tốt sẽ đóng góp cho sự phồn thịnh của nước nhà”, Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh “đất nước phát triển thì các bạn phát triển”./.

“Giờ cục máu động nhỏ dần, nhiều nơi đã tan đi”

Đến nay, tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 1,89%, giảm từ mức 2,46% năm 2016. Đáng chú ý, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu.

“Tôi có hỏi một số đồng chí ở các ngân hàng thì cơ bản không có nợ xấu nữa. Nợ xấu trước đây được gọi là cục máu đông, giờ cục máu động nhỏ dần, nhiều nơi đã tan đi”, Thủ tướng cho biết khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019, ngày 09/01/2019.

Những điểm sáng trong bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong năm qua, ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan trên rất nhiều mặt.

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát và neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp. Năm 2018, lạm phát cơ bản duy trì ổn định, bình quân khoảng 1,48% (năm 2016 là 1,83%, năm 2017 là 1,41%); lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 3,54% phản ánh điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua phù hợp với định hướng kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, về cơ bản, điều hành chính sách tiền tệ đã giữ mặt bằng lãi suất khá ổn định. Trong bối cảnh nhiều yếu tố tác động mạnh khiến hầu hết các nước đều phải tăng lãi suất thì việc giữ được ổn định mặt bằng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã là một thành công; so với các nước Châu Á khác có trình độ phát triển tương đồng, như: Bangladesh (9,54%), Indonesia (11,07%), Myanmar (13%), Mông Cổ (20%), thì lãi suất Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Đây là một nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền bằng mức lãi suất huy động phù hợp, vừa duy trì lãi suất cho vay ở mức hợp lý, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, tỷ giá biến động không lớn; Mặc dù tỷ giá trong năm qua chịu tác động mạnh của nhiều yếu tố phức tạp khó lường song Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế được những tác động này nhờ việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, từng bước theo lộ trình với truyền thông bài bản; Sự ổn định và cải thiện của các nền tảng kinh tế vĩ mô cũng góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam; Nguồn cung USD trên thị trường ngoại tệ duy trì ổn định; Dự trữ ngoại hối ở mức cao cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể ổn định cung - cầu ngoại tệ, bình ổn tỷ giá khi cần thiết.

“Với cách thức điều hành như vậy, có thể khẳng định chúng ta đã rất thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá. So với nhiều đồng tiền khu vực và thế giới bị mất giá mạnh, tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô các nước, thì mức tỷ giá VND/USD hiện nay là phù hợp, duy trì lòng tin đối với đồng Việt Nam”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Thứ tư, tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi với chất lượng, hiệu quả; Tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2018 đạt 14%; tốc độ tăng giảm dần (năm 2016 là 18,25%, 2017 là 18,24%) trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện vững chắc, tương ứng là 6,21%; 6,8% và năm 2018 đạt 7,08%. Điều này cho thấy, tín dụng được sử dụng hiệu quả và được phân bổ phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; các lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 23,86%); Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Thống đốc chia sẻ thêm về vấn đề tín dụng đen đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Nhận thức rõ phần trách nhiệm của mình, về phía ngành Ngân hàng cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt cuối tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116 và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, trong đó, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tạo điều kiện tiếp cận vốn mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai trong suốt thời gian qua, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội có các gói tín dụng đặc thù, tập trung vào các đối tượng vay tiêu dùng ở vùng nông thôn; mở rộng, phát triển một cách hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô... để hạn chế việc người dân tìm đến các kênh cấp vốn không chính thức.

Thứ năm, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực, theo đúng lộ trình, kế hoạch, đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho phép 3 ngân hàng (VCB, VIB và OCB) được áp dụng trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực Basel II phương pháp tiêu chuẩn và đang xem xét áp dụng với 5 tổ chức tín dụng khác, hướng tới năm 2020 sẽ có ít nhất 12-15 tổ chức tín dụng áp dụng thành công Basel II.

Công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu tồn đọng ở VAMC và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Riêng đối với hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, thời gian qua, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó tập trung vào việc xử lý các quỹ tín dụng yếu kém. Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước quan trọng, tạo sự đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Trong năm vừa qua, NHNN đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 51 văn bản quy phạm pháp luật với 46 Thông tư... NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Kết quả này đã tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, minh bạch, tạo sự đồng bộ trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thứ bảy, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại được áp dụng, số lượng và giá trị thanh toán tăng trưởng mạnh.

“Có thể nói lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0. Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng với phương châm lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm nhân tố quyết định; Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán đảm bảo phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển Fintech, gia tăng tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật trong ngành Ngân hàng”, Thống đốc cho biết.

Thứ tám, công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với gần 100 thủ tục hành chính và 80/257 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa. Đặc biệt, trong năm vừa qua, hệ thống ngân hàng triển khai rất quyết liệt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và đạt được kết quả rất tích cực.

Về phía các tổ chức tín dụng cũng đã cắt giảm, bãi bỏ nhiều hồ sơ, thủ tục, phí, đảm bảo quy trình nghiệp vụ thuận tiện, nhanh gọn. Nhờ đó, NHNN đã đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) các Bộ, ngành trong 3 năm liền; chỉ số “Tiếp cận tín dụng” được Ngân hàng Thế giới xếp hạng ngang với 2 nước đứng đầu trong nhóm ASEAN 4.

4 nhiệm vụ cần triển khai năm 2019

Đánh giá năm 2019 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của đất nước, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, để có thể thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, tăng trưởng kinh tế 6,8% trong bối cảnh kinh tế thế giới có biến động phức tạp khó lường, các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với ngành Ngân hàng trong 2019 là rất nặng nề, ngành Ngân hàng sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2019 như sau:

Một là, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2019, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Hai là, tiếp tục triển khai tích cực Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém. Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ba là, tập trung triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. Giám sát các hệ thống thanh toán, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tốt hơn hoạt động cung ứng dịch vụ của các trung gian thanh toán và thanh toán điện tử.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với tổ chức tín dụng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2019 cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng ít nhất 1 bậc xếp hạng.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, khéo léo, hiệu quả, phối hợp với chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Vừa duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ, vừa tạo dư địa để điều hành chủ động chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Trước việc năm 2018, mặc dù tăng trưởng tín dụng thấp hơn, nhưng GDP lại tăng trưởng cao, Thủ tướng nhìn nhận nguyên nhân là chất lượng tín dụng và mô hình tăng trưởng đã thay đổi hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ cấu hệ thống tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt.

Đến nay, tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 1,89%, giảm từ mức 2,46% năm 2016. Đáng chú ý, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu.

“Tôi có hỏi một số đồng chí ở các ngân hàng thì cơ bản không có nợ xấu nữa. Nợ xấu trước đây được gọi là cục máu đông, giờ cục máu động nhỏ dần, nhiều nơi đã tan đi. Điều này do yếu tố vĩ mô và công tác điều hành của các đồng chí”, Thủ tướng phát biểu.

Về mặt còn tồn tại, Thủ tướng lưu ý vừa qua các ngân hàng hoạt động tốt hơn nhưng so với khu vực và thế giới, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính, chất lượng tài sản chưa cao. Danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn. Cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, chưa hợp lý. “Trình độ quản lý điều hành của chúng ta chưa cao, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ khu vực và thế giới”, Thủ tướng nói.

Hoạt động tín dụng đen thời gian qua xảy ra trên nhiều địa bàn gây bất ổn trật tự xã hội, tác động xấu đến hoạt động tiền tệ ngân hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân.

“Tín dụng đen cho vay lãi suất cắt cổ đang bủa vây người yếu thế, từ thành thị đến nông thôn, từng ngóc ngách bản làng, lo hơn nữa là cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, buộc người vay đến chỗ mất nhà, đẩy gia đình người vay đến cảnh nghèo đói, trở thành những chị Dậu mới”, Thủ tướng dẫn lời của một đại biểu Quốc hội để nhắc nhở.

Đáng chú ý, hiện có một tỷ lệ dân số chưa tiếp cận được với tín dụng, điều đó cho thấy ngành ngân hàng chưa mang dịch vụ tín dụng đến với tất cả người dân, đặc biệt vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do đó, ngành ngân hàng cần chủ động phối hợp hơn với Bộ Công an xử lý tốt hơn tình trạng tín dụng đen, cần kịp thời tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận tín dụng.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước thông tin Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng trên 5.000 tỷ đồng để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý vấn đề này.

Nhấn mạnh khát vọng Việt Nam phải vươn lên, từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình cao, thu nhập cao, Thủ tướng cho rằng trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải đóng góp vào sự phát triển của đất nước, để năm 2019 đạt kết quả cao hơn năm 2018, để ngành ngân hàng có sự bứt phá. Đây là câu hỏi mà ngành ngân hàng cần giải đáp.

Thủ tướng đề nghị, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả, tăng cường khả năng ứng phó để hạn chế tác động bất lợi từ bên ngoài, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Đây là mục tiêu kép, nặng nề, đòi hỏi tầm nhìn, điều hành khoa học, bản lĩnh, trí tuệ, kịp thời.

Thủ tướng cũng đặt hàng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm có lời giải bài toán ngân hàng với cách mạng 4.0, ngân hàng phải làm gì để tiên phong trong cách mạng 4.0, tạo cú hích đối với cả nền kinh tế, trong đó có vấn đề thanh toán điện tử. Xây dựng, trình Thủ tướng phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo tiêu chuẩn, chuẩn mực của Basel II. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý, gắn với nâng cao chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, lộ trình đã đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận dễ dàng với dịch vụ ngân hàng.

Thủ tướng cũng lưu ý toàn hệ thống tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, minh bạch, làm tốt công tác tổ chức cán bộ và trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, trong đó có việc “quan tâm đến người dân, đến cơ sở, không biếu xén cấp trên”.

“Từng doanh nghiệp phồn vinh, từng ngân hàng lớn mạnh, phát triển tốt sẽ đóng góp cho sự phồn thịnh của nước nhà”, Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh “đất nước phát triển thì các bạn phát triển”./.