Cụ thể là, trong số 17 ngân hàng trả lời khảo sát, có 13 ngân hàng cho rằng, vẫn trông đợi cải thiện một phần nền kinh tế, 3 ngân hàng trông đợi cải thiện nhiều và 1 ngân hàng trông đợi nền kinh tế.

Khảo sát cũng cho thấy, các ngân hàng Việt Nam lạc quan nhất về kinh doanh ngân hàng bán lẻ và tiền gửi của doanh nghiệp. Khảo sát cũng cho thấy, các ngân hàng Việt Nam có nhiều khả năng cung cấp các hình thức tín dụng đa dạng hơn các thị trường mới nổi khác. Đồng thời, báo cáo cho thấy 41% khách hàng Việt Nam có kế hoạch mở hoặc chuyển sang dùng loại thẻ tín dụng khác trong năm tới.

Đặc biệt, trong số các ngân hàng thuộc khối châu Á Thái Bình Dương (APAC), các ngân hàng Việt Nam được cho là hưởng lợi nhiều nhất do tác động của gói QE giảm dần. Trong khi đó, 12 trong số 17 ngân hàng Việt Nam nhận thấy được sự gia tăng của vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam cũng được gia tăng nhờ vào sự suy giảm chênh lệch lãi suất rủi ro tín dụng quốc gia thấp so với các thị trường khối APAC và mới nổi.

Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam được hỏi vẫn quan ngại rằng, nhu cầu tiêu dùng hạn chế và năng suất lao động thấp có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Trong khi đó, 24% các ngân hàng Việt Nam tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng, nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất mà nền kinh tế đang đối mặt và 76% nghĩ rằng, nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng.

Trước tình hình đó, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều cho rằng, cần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh là yếu tố quyết định để cải thiện kết quả tài chính, đồng thời tăng cường quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro nói chung đều có tính quyết định. Theo đó, các ngân hàng cần tập trung cắt giảm chi phí dài hạn và ngắn hạn, cũng như thông qua việc tăng cường bán thêm các loại dịch vụ và sản phẩm cho những khách hàng hiện nay. Bên cạnh đó, cần phát triển những kênh bán hàng và dịch vụ mới cho khách hàng và triển khai các sản phẩm tính phí mới cũng có tính quyết định đối với tăng trưởng./.