Thng kê ca Cc Qun lý Đăng ký Kinh doanh (B Kế hoch và Đu tư) cho thy, trong 5 tháng đu năm 2018, s doanh nghip đăng ký thành lp mi và doanh nghip quay tr li hot đng là 65.589 doanh nghip.

Tuy nhiên, so vi s doanh nghip đi vào nn kinh tế thì s doanh nghip tm ngng hot đng trong 5 tháng là rt ln, bằng hơn mt na số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động, vi 33.399 doanh nghip, tăng 3,9% so vi cùng kỳ.

Trong số đó, có 15.974 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24% và 17.425 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 9,5%.

Một điểm đáng chú ý là theo lĩnh vực hoạt động, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn ở hầu hết các lĩnh vực đều tăng so với cùng kỳ năm trước: Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 6,3 nghìn doanh nghiệp (chiếm 39,1%), tăng 23,4%; 2,5 nghìn doanh nghiệp xây dựng (chiếm 15,3%), tăng 23,5%; 2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,4%), tăng 17,7%; 819 doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 5,1%), tăng 30,2%

Cùng với số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng, thì số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 5 tháng đầu năm 2018 của cả nước cũng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2017, với 5.533 doanh nghiệp.

Thống kê theo quy mô vốn cho thấy trong 5 tháng đầu năm, thì quy mô vốn đăng ký từ 20-50 tỷ đồng là có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể không tăng cũng không giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Các quy mô vốn còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt là số lượng doanh nghiệp giải thể vẫn tập trung ở khu vực doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.

Trong 5 tháng đầu năm, vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất, chiếm 37,7% trên tổng số doanh nghiệp giải thể; tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.312 doanh nghiệp, chiếm 23,7%.

Số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế, như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 2.127 doanh nghiệp, chiếm 38,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 779 doanh nghiệp, chiếm 14,1%; Xây dựng có 599 doanh nghiệp, chiếm 10,8%.

Các ngành có số lượng doanh nghiệp giải thể trong 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2017, gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 34,8%; Khai khoáng giảm 29,7%; Vận tải kho bãi giảm 4,6%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 1,2%. Các ngành, nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, theo cơ quan đăng ký kinh doanh là do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động vì không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động, trong khi đó lại có những kẻ “lách” các chính sách về thuế để thành lập “doanh nghiệp ma” nhằm trục lợi thuế.

Cùng những nguyên nhân chủ quan là sự yếu kém về năng lực quản lý, nguồn vốn nội tại, thì còn một nguyên nhân khác có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống còn của doanh nghiệp, đó chính là môi trường kinh doanh.

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể rất cởi mở môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường kinh doanh được đánh giá là đã tốt lên nhiều.

Tuy nhiên, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn phổ biến tại nhiều địa phương, bộ, ngành. Hiện nay, môi trường kinh doanh một số địa phương, lĩnh vực vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Các điều kiện kinh doanh trói buộc, nhiều rào cản, sức ép về thuế và các loại chi phí khiến các doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp giải thể, hoặc ngừng hoạt động.

Vì thế, trong thời gian tới, Nhà nước vẫn tiếp tục cần có những chính sách thực chất hơn, hiệu quả hơn, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện hoạt động hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. /.

- “Thời đại cách mạng 4.0 cần phải có chuyển hướng chính sách để người kinh doanh thay vì biếu xén, lợi ích nhóm, ăn chênh lệch giá thì phải đầu tư vào khoa học công nghệ. Nếu không có cơ chế, thể chế thuận lợi thì “đồng tiền có chân” sẽ chạy sang các nước ngay trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp trẻ sẽ sẵn sàng chạy sang Singapore vì chỉ cần nộp 10 đồng tiền của nước này và sau hai tiếng sẽ đăng ký kinh doanh tại đây. Họ sẽ hoạt động và đóng góp cho kinh tế Singapore thay vì Việt Nam” -

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã cảnh báo như vậy tại buổi công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 16/01/2018.