Hoạt động sản xuất đang gia tăng

Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của phát triển – phần lớn dân số (70%) vẫn sống ở khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa là chỉ cần đưa người dân đang sinh sống nhờ vào nông nghiệp vào các nhà máy sẽ tăng sản lượng quốc gia và thu hút lao động dư thừa.

Dòng vốn FDI liên tục đã thúc đẩy và tạo đà cho quá trình này. Từ đầu năm tới hiện tại (tháng Một tới tháng Tư), FDI đã tăng 57,3% với 84,8% trong số đó chảy vào sản xuất.

“Việc mở rộng khu vực sản xuất đã giảm nhẹ hậu quả của quá trình giảm vay vốn vốn đã làm trì trệ tiêu dùng và đầu tư”, báo cáo nhấn mạnh.

Chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng 4 cho thấy hoạt động sản xuất đang gia tăng. Điều đáng chú ý nhất là chỉ số công việc đã tăng, tín hiệu cho thấy nhu cầu đang dần tăng cũng như các kế hoạch mở rộng sản xuất. Chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới vẫn ở trong trạng thái mở rộng nhưng có giảm nhẹ do nhu cầu trong khu vực và từ phương Tây yếu hơn. Tuy nhiên, chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới trên 50 cho thấy nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Việt Nam vẫn mạnh mẽ hơn ở những thị trường khác.

Phần lớn lý do là việc tăng mạnh đầu tư nước ngoài vào sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Phần lớn các chỉ số phụ đang được cải thiện, với chỉ số công việc chưa được hoàn thiện giảm nữa. Các công ty đang gia tăng mua hàng để bù vào lượng hàng tồn kho giảm và số lượng bán tăng.

Nhưng, bức tranh không phải là toàn màu hồng

Trong nước, giá thực phẩm đang tăng, các chi phí khác cũng tiếp tục tăng. Khoảng cách giữa giá đầu vào và đầu ra vẫn lớn. Các nhà sản xuất đang chịu chi phí sản xuất cao hơn, nhưng không thể chuyển chi phí sang cho người tiêu thụ do cạnh tranh. Các biện pháp giảm giá cũng được áp dụng để thúc đẩy cầu.

Trong khi ngành sản xuất đang tăng trở lại, thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang bị tác động của đợt sụt giá của thị trường thế giới. Kết quả là trong khi xuất khẩu hàng điện tử và may mặc tăng, phần lớn các ngành xuất khẩu liên quan đến hàng hóa giảm trong tháng 4 tính từ đầu năm đến nay.

Lạm phát toàn phần quý 2 sẽ dưới mức 7%

Nhu cầu còn yếu và giá hàng hóa rẻ hơn vẫn đang giúp chỉ số lạm phát của tháng 4 ở mức ổn định 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát cơ bản, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 12,1% từ mức 11,9% trong tháng Ba.

Phần lớn nguyên nhân lạm phát giảm là do giá thực phẩm tăng chậm lại, chỉ ở mức 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái so với con số tháng Ba là 1,8%. Trong rổ CPI, thực phẩm chiếm đến 40%. Tính liên tục, con số lạm phát được điều chỉnh theo mùa tăng từ 0,1% lên 0,2% mỗi tháng. Với giá hàng hóa thế giới thấp và nhu cầu vẫn còn yếu, chúng tôi dự đoán lạm phát toàn phần sẽ ở dưới mức 7% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2.

Nhu cầu còn yếu và giá hàng hóa rẻ hơn vẫn đang giúp chỉ số lạm phát của tháng 4 ở mức ổn định 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát cơ bản, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 12,1% từ mức 11,9% trong tháng Ba.

Để động lực tăng trưởng được duy trì trong lâu dài, các chuyên gia HSBC khuyến nghị, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống tài chính khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư để tận dụng các thế mạnh về nhân khẩu học và địa lý./.