Khi đặt chiến lược doanh nghiệp, người quyết sách của doanh nghiệp đeo đuổi lợi nhuận là đúng đắn, hợp tình hợp lý. Nhưng trong lòng của một số người quyết sách không khỏi nảy sinh tư tưởng nóng lòng lập công. Thực hiện tăng trưởng nhanh, cố gắng đuổi kịp đối thủ dẫn đầu là mục tiêu người quản lý doanh nghiệp cố gắng mong muốn. Nhưng sự chênh lệch về địa vị cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ dẫn đầu không phải một sớm, một chiều có thể loại bỏ. Do đó, các doanh nghiệp phải chú ý ở thời kỳ trưởng thành của mình không nên sa vào những sai lầm chiến lước, bao gồm: hiểu nhầm về lợi nhuận, hiểu nhầm về đa nguyên hóa kinh doanh.

1/-Hiểu nhầm về lợi nhuận:

Tức là:

-Coi lợi nhuận là mục đích (lợi nhuận chỉ là kết quả). Xem thường quá trình bồi dưỡng ưu thế cạnh tranh, cuối cùng mất đi kỹ năng sinh tồn, không có năng lực cạnh tranh.

-Làm cho doanh nghiệp đi lạc phương hướng chiến lược.

-Không thể có phản ứng kịp thời, hợp lý, cần thiết đối với sự thay đổi môi trường bên ngoài.

-Có thể dẫn đến doanh nghiệp mất luân lý.

Thật là sai lầm nếu bỏ đi mục tiêu phát triển lâu dài để theo đuổi lợi nhuận tối đa. Cần biết rằng, ưu thế cạnh tranh luôn có giới hạnh nhất định về không gian và thời gian và đối tượng cụ thể. Ví dụ, một chiếc xe Tyota Camry chỉ có ưu thế cạnh tranh hơn đối với xe Ford Escape trong vòng 3 năm. Sau 3 năm, cả 2 chiếc xe trên đều lỗi thời, do đó mà ưu thế cạnh tranh của Toyota Camry đối với Ford Escape chỉ còn tương đối. Nếu Toyota tiếp tục ham muốn duy trì ưu thế của Camry, chạy theo lợi nhuận, sản xuất vô số, chắc chắn không tránh khỏi thất bại. Nếu để hình thành cục diện kinh doanh lấy lợi nhuận ngắn hạn làm hạt nhân, rơi vào hiểm nhầm lợi nhuận làm cho doanh nghiệp trưởng thành.

Có nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ rơi vào sai lầm chạy theo lợi nhuận. Đây là một loại hiểu nhầm về quyết sách thường thấy. Nguyên nhân của nó vừa có vấn đề về nhận thức chủ quan của nhân viên quản lý bậc cao của doanh nghiệp lại vừa có ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan. Thí dụ một doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu, để phát triển nhanh hơn và lớn hơn, tất nhiên nhu cầu về tiền vốn là rất cấp bách, cho nên nảy sinh tư tưởng muốn có lợi nhuận trong thời gian ngắn. Hoặc giả có một số doanh nghiệp chịu áp lực trả nợ, chọn lựa không thích đáng giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt của doanh nghiệp.

Nếu hiểu nhầm lợi nhuận, sẽ dẫn tới xem thường quá trình bồi dưỡng ưu thế cạnh tranh, cuối cùng làm cho doanh nghiệp mất đi kỹ năng sinh tồn, không có năng lực cạnh tranh. Mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn thông thường phản ánh hiệu quả thành tích doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Đối với bồi dưỡng ưu thế cạnh tranh có lúc lại phải có một thời gian tương đối dài. Thí dụ, để mở rộng mạng lưới kinh doanh tiêu thụ, phải chăng chi tiêu, có thể lợi nhuận giảm, nhưng chỉ nhất thời. Sau khi mở rộng được mạng lưới kinh doanh, có thể nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, lợi nhuận ngắn hạn trước mắt thậm chí bị lỗ vốn là có thể chấp nhận được. Nhưng có một số người lãnh đạo doanh nghiệp, do nghĩ đến lợi nhuận trước mắt, thà khuếch đại mù quáng ưu thế cạnh tranh đã có, chứ không chịu bất cứ sự tính toán lâu dài nào, thậm chí còn nhổ mầm cho cây mau lớn để tỏ vẻ mình phồn vinh. Cách làm này chắc chắn sẽ làm tiêu hao hết ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiểu nhầm về lợi nhuận cũng làm cho doanh nghiệp đi lạc phương hướng chiến lược. Người quản lý của doanh nghiệp nếu đơn thuần đeo đuổi mục tiêu lợi nhuận, rất dễ bị dụ cảm của cơ hội thị trường, gửi việc trả nợ của doanh nghiệp nhờ vào trào lưu thị trường. Thực ra, chuyện phát hiện và nắm bắt cơ may từ thị trường là điều rất tốt, nhưng thị trường rất nhiều dụ cảm. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp đã chỉ rõ: cơ hội có nhiều sức hấp dẫn nhất, bao giờ cũng ẩn dấu mối nguy hiểm lớn nhất. Cho nên chỉ khi nào doanh nghiệp có thể tích luỹ ưu thế nguồn vốn, làm mạnh sức cạnh tranh của mình thì doanh nghiệp mới thật sự chuyển hoá mối nguy thành năng lực có ích.

Hiểu nhầm về lợi nhuận còn có thể dẫn đến việc không kịp thời phản ánh cần thiết, hợp lý sự thay đổi môi trường bên ngoài. Chiến lược trưởng thành của doanh nghiệp là một kế hoạch lâu dài, có tính xác định tương lai. Nhưng nếu người ra quyết sách của doanh nghiệp đeo đuổi lợi nhuận trước mắt, phiến diện, thí dụ như bị ảnh hưởng của những cái lợi nhỏ, việc vặt trước mắt dẫn đến đánh giá sai lầm thị trường, thậm chí còn không dự đoán nổi. Từ đó cuối cùng làm suy yếu sức cạnh tranh của bản thân, thậm chí còn làm cho mình mất đi năng lực cạnh tranh.

Hiểu nhầm về lợi nhuận, đeo đuổi lợi nhuận có thể dẫn đến doanh nghiệp mất luân lý. Người quản lý cấp cao của doanh nghiệp, để đeo đuổi lợi nhuận trước mắt, thậm chí có thể không từ một thủ đoạn nào, vứt bỏ không thương tiếc lợi ích người tiêu dùng. Đó là sự hiểu nhầm nguy hiểm nhất trong sự hiểu sai về lợi ích. Khi một số doanh nghiệp vì nhiều dụ cảm trước mắt, quên đi chuẩn tắc, đem hạ giá thành sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm, để kích thích người tiêu dùng đã làm quảng cáo giả. Những hành động mang tính lừa gạt này, bao giờ cũng là sự mất luân lý văn hóa của doanh nghiệp. Cuối cùng đem đến cho doanh nghiệp những tổn thất to lớn, thậm chí mang tính huỷ diệt.

2/-Hiểu nhầm về đa nguyên hóa kinh doanh:

Kinh doanh đa nguyên hóa chỉ một doanh nghiệp đồng thời sản xuất và cung cấp ra sản phẩm hoặc dịch vụ lao động khác nhau, từ hai loại trở lên. Chiến lược đa nguyên hóa đối lập với chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, đa nguyên hóa không nhất định là cạm bẫy, còn chuyên nghiệp hóa nhất định là tốt.

Đa nguyên hóa thường sai lầm bắt nguồn từ những vấn đề dưới đây:

-Đeo đuổi thị trường mù quáng. Đa số doanh nghiệp lúc nào cũng mong muốn thông qua đa dạng hóa để khai thác không gian kinh doanh, xây dựng điểm tăng trưởng lợi nhuận mới. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại xem thường sự thực này. Doanh nghiệp đa nguyên hóa bao giờ cũng nhìn thấy cơ may của thị trường, mà không thấy mặt thách thức và nguy hiểm, làm cho nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không hòa nhập thật tốt vào cơ may của thị trường, thậm chí làm mất hết ưu thế cạnh tranh vốn cũ của doanh nghiệp. Ưu thế cạnh tranh là cốt lõi hành động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đa nguyên hóa, không thể tránh và sẽ phải bước vào cạnh tranh với những doanh nghiệp hiện có trong ngành. Nếu không chuẩn bị đầy đủ, không thể làm cho doanh nghiệp phát huy ưu thế trong ngành mình mới bước vào, tất sẽ làm cho kinh doanh đa nguyên hóa trở thành gánh nặng của doanh nghiệp.

-Xem đa nguyên hóa ngang với lợi nhuận cao:

Kinh doanh đa nguyên hóa có những loại khác nhau, bao gồm thị trường đa nguyên hóa liên quan, kỹ thuật đa nguyên hóa liên quan...Cho dù đa nguyên hóa có liên quan hay không liên quan thì đồng thời đem đến cơ may, cũng đem đến nguy hiểm nhất định. Do vậy, nếu xem đa nguyên hóa nganh với lợi nhuận cao là sai lầm có thể dẫn tới những thất bại.

Như vậy, qua phân tích, có thể thấy những cạm bẫy trong kinh doanh bắt nguồn từ sự sai lệch về nhận thức, mà tiêu biểu là việc không giữ vững định hướng kinh doanh, rời bỏ việc gây dựng ưu thế cạnh tranh để đuổi theo lợi nhuận, xem thường lợi ích người tiêu dùng, muốn làm giàu cấp tốc, nhanh chóng phát tài. Tất cả những nhận thức sai lệch nêu trên sẽ trở thành những cạm bẫy hiểm hoạ cho bất cứ ai trên con đường kinh doanh./.