Cùng với đó, nhiều chỉ tiêu cũng được thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra, như: tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35,7%; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt 73%, quy hoạch chi tiết đạt 33%, quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100%; Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch tập trung khoảng 83% (tăng 1% so với cuối năm 2015); Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm xuống còn 24% (giảm 0,5% so với cuối năm 2015); Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm xuống còn khoảng 24,5% (giảm 0,5% so với cuối năm 2015); Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải mới đạt khoảng 12-13% lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị (tính theo công suất thiết kế) và khoảng dưới 10% (tính theo công suất vận hành thực tế); Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đô thị đạt khoảng 85%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải nông thôn đạt khoảng 40%-50%; Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22,3 m2 sàn/người (tăng 0,3m2 sàn/người so với cuối năm 2015; Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 38,77 triệu tấn, bằng 113,5% so với cùng kỳ, đạt 51% so với kế hoạch...

Báo cáo cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016, việc triển khai thực hiện các quy định về thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình tiếp tục phát huy được hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Hiện đã có 72/144 dự án trình Bộ thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật hoàn thành, với tổng giá trị trước thẩm định là 507,5 tỷ đồng, giá trị sau thẩm định là 499,5 tỷ đồng, giá trị cắt giảm là 7,99 tỷ đồng (tương đương 1,58 %).

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã ban hành cơ bản đầy đủ các thông tư hướng dẫn các luật, nghị định, như: Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở… với tư tưởng đổi mới, tăng mạnh phân cấp, ủy quyền cho địa phương, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trên thực tế.

Riêng đối với lĩnh vực cấp phép xây dựng, nhiều địa phương đã giảm thời gian cấp phép xuống chỉ còn từ 22-25 ngày, trong khi theo Luật Xây dựng là 30 ngày.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, Bộ sẽ tập trung vào việc hoàn thiện thể chế thông qua việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tiến hành rà soát để thống nhất Luật Xây dựng với các luật chuyên ngành, như: Luật Đầu tư...; bãi bỏ các điều kiện không cần thiết, phát triển một số thông tư thành nghị định; ban hành cơ bản các thông tư hướng dẫn luật, nghị định về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản.../.