Nông nghiệp giá trị thấp

TS. Yongtaek Kim - Viện Kinh tế nông thôn Hàn Quốc phát biểu “Hiện nay người Việt Nam vẫn chủ yếu làm nông nghiệp (với 48%), 70% dân số sống ở nông thôn. Tuy nhiên, nền nông nghiệp vẫn phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ thấp, có giá trị thấp. Trong sản xuất nông sản nguyên liệu của Việt Nam cũng khá phát triển, nhưng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần chuyển sang khâu chế biến nhiều hơn”.

Trong khi đó, “ở Hàn Quốc rất tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này, có một số nhân tố quyết định sự thành công, như: có định hướng tốt, đối tác tốt, hệ thống kiểm soát tốt… Các yếu tố này được rút ra từ ngành sản xuất thịt lợn của Hàn Quốc là liên kết theo chiều dọc, theo sáng kiến của các hợp tác xã nông dân, có nhiều hoạt động tích cực hướng đến thị trường toàn cầu, sự khác biệt về chất lượng và quy mô của tính kinh tế trên qua quá trình mua lại và sáp nhập” - Ông Kim cho biết thêm.

“Việt Nam cần phải tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất quy mô lớn, hoàn thiện chính sách nhà nước cũng như xác định những nhân tố chính trong nông nghiệp. Đặc biệt, thiết lập mô hình hợp tác công tư, hệ thống kiểm soát tốt”. Ông Kim nhấn mạnh.

Hiệu quả năng lượng chưa cao

Có những so sánh giữa hai nước Hàn Quốc va Việt Nam, GS. Taejong Jung - Trường Chính sách và quản lý công (KDI) phát biểu “Hàn Quốc là quốc gia không có tài nguyên về năng lượng, vì vậy, vấn đề năng lượng luôn phải được Hàn Quốc quan tâm và giải quyết tốt. Tuy nhiên, Việt Nam thì không như vậy, các bạn có nguồn tài nguyên dồi dào, có điều nó chưa được sử dụng một cách hiệu quả”.

Hiện nay, nhu cầu về sử dụng năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, thậm chí, trong 10 năm tới, phải đảm bảo cung cấp mức năng lượng gấp đôi hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề là trong vòng 20 năm qua, tính hiệu quả năng lượng của Việt Nam chưa cao”.

Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc, GS. Jung cho biết “các kế hoạch phát triển quốc gia luôn được gắn kết chặt chẽ với các chính sách năng lượng quốc gia. Quan điểm thống nhất đó được thể hiện từ năm 1960 đến nay theo từng giai đoạn, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định năng lượng, an ninh, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, năm 2008 và năm 2013, Hàn Quốc đã xây dựng 2 Quy hoạch tổng thể quốc gia về năng lượng, để điều chỉnh và phát triển năng lượng”.

“Nên thay đổi cơ cấu giá để tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, để giảm chi phí trên mỗi đơn vị GDP. Xây dựng và phát triển khung khổ hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển năng lượng để giảm bớt gánh nặng tài chính của Nhà nước, tạo dựng thị trường năng lượng cạnh tranh” – GS. Jung phát biểu.

Phát triển nhà ở xã hội

Bày tỏ sự đồng tình với chính sách phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam, TS. Mancho cho rằng “hiện nay mức đô thị hóa tại Việt Nam tương đối thấp, mật độ dân số thấp nên chưa cần thiết có kế hoạch xây dựng nhà ở quy mô lớn”.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình phát triển thị trường bất động sản, TS.Mancho cho biết “Hàn Quốc thành lập các cơ quan chịu trách nhiệm về nhà ở, như: ngân hàng nhà ở quốc gia, quỹ nhà ở quốc gia, tổng công ty tài chính nhà ở... Giới thiệu biện pháp hỗ trợ phát triển cho thuê, đất ở, nhà ở, mở rộng khu vực cho vay thế chấp nhà ở”.

Đặc biệt, trong lĩnh vực bồi thường đất đai, Hàn Quốc có những cải tiến để đảm bảo đền bù tối ưu, như: ước tính phù hợp mức đền bù và xây dựng một hệ thống quản lý; quản lý chặt giá đất công bố công khai và mối liên kết với việc khai trương dự án; tăng cường những hiểu biết về chi phí cơ bản cho nhân viên làm công tác đền bù, áp dụng Hệ thống chỉ số quản lý kết quả làm việc”.

TS. Mancho cho rằng “Việt Nam cần xây dựng chính sách nhà ở xã hội trong bối cảnh rộng lớn hơn; dự báo tổng cầu nhà ở một cách đáng tin cậy... Đặc biệt, nên xây dựng một dự án thí điểm phát triển nhà ở xã hội để kiểm định và thực hiện các khuyến nghị đưa ra. Bên cạnh đó, nên xây dựng hệ thống thông tin thống kê bất động sản, trong đó có giá thị trường thực tế, tỷ lệ thay đổi về giá đất cần được công bố công khai”.

Hỗ trợ sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường

TS. Jaekyong Chun phát biểu “trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam có sự khác biệt và thiếu đồng bộ trong hệ thống kiểm soát các vấn đề môi trường, thiếu hướng dẫn cụ thể, vẫn còn chồng chéo và mâu thuẫn”.

“Ở Hàn Quốc, hệ thống chỉ huy và kiểm soát trong hệ thống Luật Môi trường, có những tiêu chuẩn khí thải cho phép Luật kiểm soát ô nhiễm không khí: Tiêu chuẩn phát thải cho phép, luật cải thiện môi trường không khí ở khu vực đô thị, luật nước thải... Có thể nói Luật môi trường của Hàn Quốc phức tạp và có sự kết hợp của các đạo luật, thông luật, hiệp ước, hiệp định, quy định, chính sách” – TS. Chun cho biết.

Do vậy, TS. Chun cho rằng “Việt Nam cần thiết phải có hệ thống chỉ huy và kiểm soát cụ thể và rõ ràng dưới dạng nghị định hoặc thông tư dưới dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014. Chi tiết kỹ thuật đối với tiêu chuẩn môi trường các yêu cầu về kỹ thuật. Đặc biệt, có sự liên kết chặt chẽ giữa Luật Bảo vệ môi trường và Luật Xử phạt môi trường”./.