Quốc yến triều Nguyễn được tổ chức một cách trang nghiêm, long trọng vào dịp Lễ tết hay sự kiện mang tính trọng đại nào đó. Theo đó, Quốc yến thời Nguyễn xưa bao gồm các nghi lễ, thành phần tham dự và thực đơn cho yến tiệc.

Nghi lễ Quốc yến

Nghi lễ Quốc yến rất được chú trọng

Khi nhắc đến nghi lễ yến tiệc dưới triều Nguyễn, người ta sẽ nhận thấy âm hưởng của một không gian cung đình, mang tính trang nghiêm. Trong đó, Quốc yến triều Nguyễn mang đậm dấu ấn của kinh điển Nho giáo. Theo đó, dưới triều Nguyễn, 3 lễ yến được xem là quan trọng nhất đó là lễ Tết Nguyên đán, lễ Đoan dương và lễ Vạn Thọ.

Để chuẩn bị cho nghi lễ, bộ phận phụ trách phải lên kế hoạch và chuẩn bị trước một tháng. Quốc yến được tổ chức để cầu mong an cư lạc nghiệp, quốc gia phồn thịnh.

Nghi lễ Quốc yến được tổ chức theo hình thức cung đình, được soạn sẵn và đúng trình tự các bước. Sau khi hoàn thành nghi lễ, các quan viên, đại thần, hoàng thân quốc thích sẽ được thưởng thức đại nhạc và bắt đầu vào yến tiệc.

Thành phần tham gia

Nhã nhạc cung đình Huế hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị của văn hóa cung đình

Tham dự Quốc yến triều Nguyễn là vua, hoàng thân, quốc thích, quan lại cao cấp, quan văn lục phẩm, ngũ phẩm, quan võ ngũ phẩm, tứ phẩm và các chức tước trong họ...

Sau khi dự nghi lễ, các quan sẽ được tặng một đồng bạc bằng vàng hoặc bằng bạc tùy vào chức quan và những cống hiến với triều đình. Đến với Quốc yến, các quan phải diện đồ Quốc phục của triều đình chỉnh chu, gọn gàng. Đây là hội yến mà các quan văn, quan võ khắp đất nước tụ hội về. Là cầu nối để gắn kết mối thâm giao, bạn hữu giữa các quan.

Tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng hát của các ca nữ trong yến tiệc là một điều đặc trưng của quốc Yến dưới triều Nguyễn. Và ngày nay, nếu bạn có dịp đến với Huế - nơi đóng đô của triều Nguyễn xưa, bạn sẽ thấy được nét đặc trưng của nhã nhạc cung đình và không khí, nghi lễ cung đình cũng như cảm nhận được sự đặc sắc của quốc Yến triều Nguyễn thời xưa.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cho đến nay Huế vẫn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng của văn hóa triều Nguyễn xưa. Đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế - một nét văn hóa được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Thực đơn cho Quốc yến

Ẩm thực cung đình là nét đặc trưng trong Quốc yến (ảnh minh họa)

Theo như những gì sử sách ghi lại thì thực đơn cho Quốc yến thường được lấy từ 3 nguồn đó là: Nguyên liệu mua từ chợ ở khu vực kinh đô, nguyên liệu do các địa phương cống nạp và nguyên liệu mua từ nước ngoài.

Mỗi loại nguyên liệu mang một nét đặc trưng, một dấu ấn và ý nghĩa riêng. Theo đó, thực đơn trong Quốc yến sẽ được chế biến từ các nguyên liệu như:

+ Thủy sản (Yến sào, hải sâm, vây cá bào ngư, cua biển…)

+ Động vật: Gân hưu, thịt dê, dạ dày lớn, giò lụa, thịt gà quay, thịt vịt ninh...

+ Lương thực: Cơm nếp lam, xôi đỏ

+ Các món tráng miệng: chè, trái cây, bánh, mứt, kẹo...

Quốc yến triều Nguyễn cũng có sự phân cấp về cấp bậc. Vua ngự thiện sẽ có những món khác với các đại thần, quan văn, quan võ. Song về cơ bản dù là chuẩn bị đồ ăn ngự thiện cho vua chúa hay là các đại thần thì các món ăn trong Quốc yến cũng là tập trung những sơn hào, hải vị kết hợp cùng các món ăn dân dã.

Nhắc đến Quốc yến triều Nguyễn, các món ăn yến tiệc là một trong những yếu tố không thể thiếu. Bởi đây là nét đẹp mang đậm dấu ấn của ấm thực cung đình, mà cụ thể là ẩm thực triều Nguyễn./.