Tạo ấn tượng du lịch địa phương có những cơ hội và thách thức gì?

Từ những điều kiện tự nhiên nhiều tiềm năng, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, ẩm thực vô cùng phong phú hấp dẫn tạo ra nhiều cơ hội rất tốt để phát triển và gây ấn tượng cho du lịch địa phương. Tập trung phát triển, tạo ấn tượng cho du lịch địa phương góp phần không nhỏ tăng tính đa dạng, thêm nữa không ngừng làm cho chất lượng hệ thống du lịch ngày càng được nâng cao. Từ đó khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cũng như loại hình du lịch, tính khả thi khi bảo tồn duy trì giá trị văn hóa, sự chú ý quan tâm của du khách cũng được nâng lên và có thể từng bước cạnh tranh với bạn bè xa gần trên khắp năm châu. Thiết nghĩ một số loại hình du lịch địa phương cần và nên phát triển, tạo ấn tượng là du lịch thiện nguyện, du lịch nông nghiệp – nông thôn, du lịch bảo vệ môi trường, và rất nhiều các loại hình du lịch khác góp phần tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch địa phương.

Thách thức không khó khăn để nhận thấy khi tiến hành phát triển du lịch địa phương là số lượng các nhà đầu tư cũng như số tiền dùng để nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch địa phương còn hạn hẹp cũng như nhiều hạn chế trong khả năng tiếp cận công nghệ thông tin. Ngoài ra, thiếu nguồn nhân lực đúng chuyên môn trong ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, phục vụ buồng phòng trong du lịch địa phương, đa phần là tự phát hoặc các đại lí du lịch phải mất công sức, thời gian để đào tạo lại do thiếu tính chuyên nghiệp hoặc không đủ năng lực. Một thách thức khác nhưng mang tính khách quan là du lịch ở một số địa phương còn phụ thuộc nhiều theo mùa chứ không diễn ra quanh năm, điều này gây ra tình trạng ế ẩm trong một vài thời điểm trong năm.

Vai trò và thách thức khi gìn giữ bản sắc du lịch địa phương

Trong tình hình đất nước hội nhập kinh tế tự nhận thức trách nhiệm để gìn giữ và phát huy cái hay, cái đẹp của mỗi địa phương có vai trò hết sức quan trọng góp phần vào sự phát triển du lịch của mỗi vùng miền là điều đáng quý, xa hơn là làm giàu cho văn hóa đất nước con người Việt.

Xu hướng du khách có dấu hiệu ngày càng giảm thiểu đáng kể bởi một số nơi dần mất đi vẻ đẹp truyền thống đặc trưng. Ví dụ điển hình tại Bản Lác 2, Mai Châu, Hòa Bình xen kẽ giữa những ngôi nhà sàn đúng chất là các căn nhà được người dân xây dựng bằng xi măng, cốt thép kiên cố. Thêm nữa trang phục của dân tộc không được diện, đa phần dùng để trưng bán cho du khách đến tham quan. Một điều nữa các cơ quan chính quyền địa phương có định hướng chưa cao hay còn không quan tâm đúng mực đến phát triển du lịch địa phương. Vấn đề cốt yếu chính là người dân địa phương chưa thực sự ý thực để từ đó chủ động gìn giữ, bảo tồn những giá trị riêng của địa phương họ. Những điều này không chỉ làm mất đi không gian văn hóa, không gian sống đặc trưng mà chính những nơi đây theo thời gian dần sẽ bị mai một vẻ đẹp vốn có, không thu hút được du khách đến tham quan và khám phá.