Có hay không một kim tự tháp thủy tinh dưới đáy biển?

Những nhà khoa học nói gì?

Thông tin về kim tự tháp dưới đáy biển lần đầu được biết đến vào năm 2012, khi nhiều bài báo đưa tin về một tiến sĩ có tên Meyer Verlag đã tìm ra kim tự tháp pha lê dưới đáy biển, với hình dạng giống như kim tự tháp trên đất liền nhưng cực kì đồ sộ, với kích thước lớn gấp 3 lần kim tự tháp Giza, Ai Cập.

Sau đó, một nhà nghiên cứu địa lí khi sử dụng Google Earth để nghiên cứu cũng đã phát hiện ra kim tự tháp với chiều dài cạnh lên đến 13,7 km được cho là lớn nhất đến nay. Thậm chí, các nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, bề mặt của công trình này rất láng mịn và vững chắc, phản chiếu ánh nắng mặt trời và dường như được làm từ một loại tinh thể lấp lánh, rất khó nứt vỡ với kết cấu như thủy tinh. Vì vậy, người ta còn gọi những kim tự tháp này là kim tự tháp thủy tinh hay kim tự tháp pha lê.

Một số thông tin về các cuộc khảo sát xung quanh khu vực tam giác quỷ Bermuda cũng đã hé mở một số thông tin về kim tự tháp thủy tỉnh này nhưng thông tin khá ít ỏi và các dữ liệu dường như đã kiểm soát nghiêm ngặt.

Những vụ tai nạn kì lạ

Tam giác quỷ Bermuda – nơi nhiều tàu thuyền mất tích bí ẩn

Rất nhiều giả thuyết cho kim tự tháp bằng thủy tinh dưới đáy biển này được đưa ra nhằm giải thích cho những vụ tai nạn kì lạ xảy ra tại tam giác quỷ Bermuda. Đây là nơi hàng trăm tàu thủy, máy bay hay thủy thủ đoàn biến mất không có dấu tích. Đơn cử là hai trường hợp sau đây:

Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với trang thiết bị hiện đại bậc nhất thời đó, có cả hệ thống thu phát vô tuyến điện đã mất tích không dấu vết cùng 309 người trên tàu mà không có bất cứ tín hiệu thay đổi hay cầu cứu nào từ con tàu.

Năm 1938, tàu thương gia Mary Celestia tiếp tế súng, đạn dược và thực phẩm cho quân đội Mỹ trong đã bị đắm khi đi ngang khu vực này. Đến năm 1872, xác con tàu được tìm thấy trôi dạt ngoài khơi biển Bồ Đào Nha. Điều kì lạ là mọi vật dụng cho thủy thủ đoàn vẫn còn nguyên vẹn, nhưng con tàu không một bóng người, người ta cũng không tìm thấy dấu hiệu gì của sự sống hay cái chết trên con tàu

Và còn hàng loạt vụ mất tích bí ẩn mà sau đó con tàu xuất hiện trở lại, không một bóng người, những vật dụng thì vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí, thức ăn trên tàu vẫn còn nóng làm người ta không giải thích được.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, hai kim tự tháp thủy tinh dưới đáy biển có thể giải thích cho điều này nếu nghiên cứu sâu hơn. Nhưng dường như, quân đội đã ngăn chặn những nỗ lực nghiên cứu của họ.

Nhiều giả thuyết chưa được kiểm chứng

Nhiều giả thuyết vẫn chưa được kiểm chứng

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xung quanh những kim tự tháp này, bao gồm cả cách xây dựng, hình thành, công nghệ tạo ra và độ tuổi của các kim tự tháp.

Tuy nhiên. sự tồn tại của chúng không được bất kì cơ quan chính thức nào xác nhận. Các thông tin về chúng chỉ được rò rỉ trên mặt báo hoặc nằm trong tay quân đội và cơ quan chính phủ. Những dữ liệu liên quan hoàn toàn không được kiểm chứng. Những cuộc điều tra về sau cũng không thể thực hiện vì khu vực này do quân đội Mỹ kiểm soát.

Ngay cả thông tin về những nhà khoa học đã công bố về việc phát hiện các kim tự tháp này cũng hoàn toàn là một ẩn số. Người ta thậm chí không thể lần ra nhà nghiên cứu địa lý người Đức Meyer Verlag là ai và liệu ông ta có thực sự tồn tại hay không.

Vì vậy, những tin tức về việc liệu có hay không một hay hai kim tự tháp thủy tinh khổng lồ nằm sâu dưới đáy biển vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Có lẽ, câu hỏi này sẽ chỉ được giải khi các nhà khoa học có nhiều công cụ tiên tiến hơn nhằm khám phá những điều bí ẩn nằm sâu dưới đáy đại dương. Còn bây giờ, huyền thoại về kim tự tháp thủy tinh nằm sâu dưới đáy biển vẫn chỉ là một câu chuyện nửa ngờ nửa thật chưa được kiểm chứng mà thôi.