Rãnh Mariana


Rãnh Mariana và một số thông tin cơ bản

Rãnh Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trong lớp vỏ trái đất. Là nơi 2 mảng kiến tạo gặp nhau, là khu vực lún xuống mà ở đó mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dướng mảng Philippines. Có chiều dài khoảng 2.550 km và chiều rộng trung bình khoảng 69km, phần đáy thấp hơn mực nước biển một khoảng cách lớn hơn nhiều so với chiều cao của đỉnh Everest.


Sâu không ánh sáng, áp suất kinh khủng, nước biển cực lạnh

Với độ sâu hơn 10.000m thì rãnh Mariana không hề có một chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống. Hơn nữa, vì ở rất rất sâu so với mực nước biển nên nước ở đây rất lạnh giá và áp suất kinh khủng. Nhưng điều thú vị ở đây là tồn tại sự sống. Có lẽ với điều kiện khắc nghiệt như thế này thì sự sống có lẽ cũng khó mà tồn tại đúng không? Nhưng mọi thứ vẫn phát triển tốt ở môi trường này. Thật sự khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu để tìm câu trả lời.

Trong một chuyến thám hiểm của tàu HMS Challenger đã đi hành trình dài 127.653km để nghiên cứu và thu thập về nhiều loài sinh vật trên đại dương đã cho thấy có sự sống tồn tại và nhiều loài sinh vật ở đây. Đồng thời, đã phát hiện nơi sâu nhất chính là khe vực hình lưỡi liềm tăm tối Mariana nằm ở phía Nam Nhật Bản.

Sinh vật dưới đáy biển sâu


Vẫn tồn tại nhiều sự sống trong môi trường khắc nghiệt

Như xương rồng có thể lá biến thành gai để giữ nước trong môi trường nắng nóng của sa mạc thì có lẽ ở dưới đáy biển sâu, những loài sinh vật cũng có thể tự mình biến hóa để tồn tại.

Khi con người tiến hóa, ngày càng phát triển và biết nhiều hơn về 5 châu, bốn biển đã cho thấy rằng ở dưới đáy biển thực sự là một nơi có sự sống phát triển. Và dưới rãnh Mariana cũng vậy, dù không có một chút ánh sáng nào có thể lọt qua, nước biển lạnh, áp suất lớn thì nhưng sinh vật cũng tự biến đổi mình để phù hợp và thích nghi để tồn tại. Tạo nên hệ sinh vật cũng như một môi trường sinh thái đặc biệt.

Không có ánh sáng thì những loài có thể phát sáng để thu hút con mồi, hay có thể dựa vào thị giác có khả năng bắt ánh sáng tốt cũng như dựa vào xúc giác để cảm nhận con mồi. Có lẽ những loài thực vật không thể sống được dưới nhiệt độ và áp suất như vậy nên thức ăn của những sinh vật tầng đáy sâu chủ yếu là xác chết của tôm, cá và sinh vật phù du tầng trên rơi xuống. Lớp da của chúng cũng được bao quanh bởi một lớp màng chất béo để có thể tồn tại ở nhiệt độ 1 – 4 độ C. Lớp màng này ở dạng lỏng và truyền tín hiệu thần kinh, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Cá đèn lồng với toàn thân phát sáng nhằm thu hút con mồi tự tìm đến mình.


Tồn tại những sinh vật lạ lùng

Có lẽ vì điều kiện sống mà tồn tại những loài sinh vật chúng ta vẫn chưa thấy bao giờ. Nhiều loài sinh vật có kích thước lớn hơn nhiều so với những sinh vật cùng loại trên mặt biển.