Ngước mắt nhìn lên bạt ngàn núi, bạt ngàn cây tôi tưởng chừng âm âm đâu đó câu hỏi: Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ngàn năm tuổi hơn của một triều đại có tự vấn mình về giá trị, về sự mai một.

1. Từ quốc lộ rẽ vào, tôi vẫn mong sẽ bắt gặp lác đác đâu đó những dáng thiếu nữ mang trang phục Chăm, những nếp nhà, vật dụng, những sinh hoạt tỉa bắp, làm nương bình dị của người nông dân Chăm và Việt xưa.

Nhà báo Trung Trường

Nhưng tuyệt đối không, màu ngói mới và tường xây đã phá thể đến hồn nhiên cái màu xanh bất tận của những nương lúa nương bắp. Càng hiểu để bảo tồn một không gian nghệ thuật sống của nền văn hóa xưa cũ còn bao việc phải tính đến, nếu không những tháp Chăm sẽ đơn điệu trong ý nghĩa chỉ thành điểm nhấn kết nối giữa quá khứ và hiện tại mà thiếu tính quần tụ sống của một di sản vốn được coi là nguyên khí của di sản.

2. Nước mình có tới 225 đền, tháp Chăm rải rác ở Thừa Thiên Huế – Bình Thuận – Tây Nguyên,… được coi là cụm bảo tàng báu vật về nghệ thuật xây dựng, chạm khắc, về quan niệm của người Chăm xưa về vũ trụ, các đấng thần linh, về con người,… Chính nghệ thuật chạm khắc trên gạch đạt đến độ hoàn hảo, và màu đỏ ong ong của những viên gạch xây nên những ngôi tháp cổ tồn tại từ thế kỹ thứ 4 đến giờ mà vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” đã đủ để mở ra hay giấu kín vạn ngàn điều lý thú, kỳ bí. Người xưa bằng thủ thuật gì khi “vọc” đất để ngàn năm hơn gạch vẫn chuyên chở được “tình” của đất và người mà không hề phai sắc?

3. Phải chăng Mỹ Sơn là nơi hội tụ của tất tất tinh hoa từ 225 đền tháp kia để trở thành báu vật muôn đời cho vùng đất này. Lẽ dung dị bởi ẩn chứa trong quần thể tháp cổ là tầng tầng lớp lớp phù sa văn hóa từ thế hệ trước chuyển tiếp sang thế hệ sau được tính bằng thế kỷ, bằng sức sống diệu kỳ bắt đầu bằng văn hóa Đất. Để trở thành chứng nhân lịch sử, mang vác bao nhiêu buồn vui của thời gian. Hỏi 16 thế kỷ qua Mỹ Sơn đã mở ra hay dấu kín bao câu chuyện nỗi trôi đầy thân phận của nền văn hóa Chăm với nhưng hưng phế, thịnh suy.

4. Những nghệ nhân xưa đã dấu vào những viên gạch của cả một quần thể kiến trức kỹ thuật xây dựng bí ẩn mang màu huyền thoại để tạo thành tòa, thành tháp? Nhưng, trước một Mỹ Sơn hiện hữu đến ấm lòng thông qua sợi dây kết nối trong mối quan hệ triết lý trường cửu không thuộc về gạch nhưng vĩnh cửu thuộc về Đất. Và do vậy, sức hấp dẫn của Mỹ Sơn thuộc về lòng tin của cư dân xứ này rằng: Dưới chân của những tòa tháp có những “ bộ rễ” để hút tinh khi trong lòng đất mẹ nuôi thân tháp. Nếu chặt đứt “bộ rễ” tháp sẽ chết khô như một loài cây,… Và như thế, với cư dân Chăm xưa và nay, đất trở thành tôn giáo. Từ đất, trí tưởng tượng về cái đẹp được phát kiến, bay bổng, được chứng thực, bồi đắp. Để trải qua hàng nghìn năm với bao biến thiên, tai họa mà những ngọn tháp đất nung này vẫn tồn tại, vì sao?