Sức mạnh của cảm biến sinh học

Cảm biến sinh học thực chất là một thiết bị điện tử sử dụng các tác nhân sinh học như enzym, kháng thể... có tác dụng phát hiện, đo đạc hoặc phân tích các hóa chất, ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong Y học, công nghệ sinh học, công nghệ tạo người máy...

Theo đó, cấu tạo của cảm biến sinh học gồm 3 thành phần chính đó là thành phần sinh học, thành phần hóa học và thành phần vật lý. Sự kết hợp của ba thành phần này tạo nên nhiều giá trị và ý nghĩa thiết thực cho cảm biến sinh học.

Với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghệ thông tin, vật liệu nano... đã giúp cảm biến sinh học đạt được nhiều thành tích và tiến bộ vượt bậc hơn. Bằng sự phát triển nhanh chóng, cảm biến sinh học ngày nay có thể xác định nhanh và cực chính xác các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh đồng thời các thiết bị này cũng có thể dò tìm hay phân tích lượng mẫu nhỏ nhất với mức độ tin cậy cực kì cao.

Ứng dụng của cảm biến sinh học

Sự ra đời, thành công, phát triển cùng những tiến bộ không ngừng của cảm biến sinh học đã đưa thiết bị này trở thành một trong những thiết bị có nhiều giá trị đối với công nghệ tương lai. Không nói chi xa, ngày nay, cảm biến sinh học đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như:

Ứng dụng trong Y tế

Cảm biến sinh học tạo nên nhiều đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe. Theo đó, có nhiều loại cảm biến như cảm biến huyết áp, cảm biến đo nồng độ oxi, cảm biến đo lượng đường huyết trong máu... đã hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh trong việc thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của mình mà không nhất thiết phải đến các trung tâm y tế.

Đồng thời, cảm biến sinh học còn tạo nên nhiều đột phá trong các công nghệ cấy ghép, phẫu thuật, kiểm định, lọc máu, thay máu...

Ứng dụng trong công nghệ môi trường

Một cảm biến sinh học như là chiếc "mũi điện tử" giúp dễ dàng xác định các chất độc hại có trong môi trường (đất, nước, không khí) cũng như xác định được nhanh chóng sự ô nhiễm của môi trường.

Cho đến thời điểm hiện tại, cảm biến sinh học đã góp phần rất lớn trong công nghệ môi trường. Tạo nên nhiều giá trị cho công tác bảo vệ, giữ gìn và phục hồi môi trường.

Ứng dụng trong công tác người máy

Cảm biến sinh học còn là thiết bị tạo nên sự đột phá trong việc chế tạo robot, người máy có khả năng hoạt động, nói chuyện giống hệt như con người.

Ứng dụng trong công nghệ sinh học

Với công nghệ sinh học thì cảm biến sinh học có thể nói là một thiết bị đóng vai trò cực kì quan trọng. Quyết định đến sự thành công của công nghệ sinh học. Cảm biến sinh học tạo nên nhiều chế phẩm sinh học với quy mô mang tính công nghiệp. Không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất mà còn tham gia vào quá trình theo dõi, điều khiển, quản lý các quá trình sinh học chẳng hạn nuôi vi khuẩn, nuôi cấy mô, tế bào...

Trong công nghệ sinh học, cảm biến sinh học đã tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội như tính chọn lọc cao, đơn giản, chính xác, ít mất thời gian, ít tốn kém so với các phương pháp nuôi cấy mô, tế bào hay lai tạo giống theo cách truyền thống.

Không chỉ có giá trị với các ngành nghề trên, ngày nay cảm biến sinh học đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Và đã, đang được ứng dụng rất nhiều trong hầu hết các lĩnh vực từ Y tế, khoa học, máy móc, thiết bị, điện tử, du lịch, hàng không, đồ gia dụng…

Như vậy có thể thấy rằng, sự ra đời và không ngừng phát triển của cảm biến sinh học chính là chìa khóa mang đến nhiều hứa hẹn cho các ngành công nghệ trong tương lai.