Công nghệ liệu có đang phục vụ con người?

Sự ra đời của các công cụ, thiết bị, phần mềm hiện đại, hơn thế nữa là những con robot có thể thay thế sức lao động của con người trong một số ngành nghề trong tương lai không xa. Những điều này liệu có đang nói lên rằng công nghệ đang dần lấy đi mọi thứ của con người hay không bởi mục đích chính khi tạo ra chúng là để phục vụ con người, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có nhiều cảnh báo rằng trong tương lai không xa một số ngành nghề sẽ bị “thất sủng” bởi trí thông minh nhân tạo. Tuy internet chứa lượng thông tin đa dạng và đồ sộ là thế, nhưng con người dường như phụ thuộc quá nhiều vào nó. Những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng công nghệ, cụ thể là laptop, điện thoại mà con người phải hứng chịu là mất ngủ, lờ đờ, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, ung thư. Thêm nữa là ánh sáng xanh tới từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, gây ra những căn bệnh kì lạ và thậm chí là những cái chết thương tâm.

Trong khi internet và các thiết bị điện thoại di động ngày càng phát triển giúp con người xích lại gần nhau hơn, thuận tiện cho học hành cũng như công việc. Dẫu thế điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những tên tội phạm mạng nghĩ ra nhiều chiêu thức thực hiện những hành vi trái pháp luật càng trở nên phổ biến hơn.

Đầu tư vào công nghệ có phải là quyết định đúng đắn?

Những tiện nghi mà công nghệ mang lại cho con người theo các chuyên gia thì chúng chỉ đem lại giá trị trong một khoảng thời gian không dài. Tội phạm mạng xã hội gia tăng kéo theo chi phí bỏ ra cho việc đảm bảo an ninh mạng cũng tăng lên đáng kể, điều này khiến GDP không ngừng tăng trưởng. Tuy thế nhưng nó không làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn mà thậm chí còn ngược lại. Thuở trước khi công nghệ mới ra đời đem lại một số lợi ích đặc trưng, nhưng giờ đây khi nhắc đến công nghệ là biết bao vấn đề và vô vàn mặt tiêu cực mà nó đem tới.

Thế nhưng cuộc sống của con người vẫn rất cần tới sự hiện diện của công nghệ vì chỉ có trí thông minh nhân tạo mới có đủ khả năng giải quyết những vấn đề mà chính nó gây ra. Tất nhiên khi những vấn đề hiện tại được giải quyết thì sẽ phát sinh thêm nhiều các vấn đề khác nữa, như thể đây là một quy luật hiển nhiên vậy.

Tương lai của công nghệ

Tương lai liệu có mịt mù khi mà chúng ta sống trong một thế giới công nghệ phát triển thì bản thân mỗi con người đã quá phụ thuộc vào chúng, từ lười suy nghĩ cho đến cả lười lao động và hậu quả là một thế giới với những con người có lối sống thực dụng, quá mong chờ vào sự hỗ trợ.

Nhiều nhà khoa học lo sợ sẽ tới một ngày công nghệ sẽ vượt xa con người, làm chủ thế giới. Lúc đấy con người rất có khả năng sẽ trở thành nô lệ của chúng. Việc đạt tới mức siêu phàm về kĩ thuật là điều rất đáng tự hào, tuy nhưng khi những đứa con tinh thần ấy chúng vượt ra khỏi sự quản lí, kiểm soát của chúng ta thì quả thật là một điều thật tồi tệ, rồi con người sẽ ra sao trong tình cảnh lúc đó!