Diesel từ dầu cải, khí gas từ... phân bò

Chất thải từ những đàn bò thế này có thể cho một nguồn năng lượng mới

Nước Đức đang chứng minh cho thế giới biết: có thể sử dụng sản phẩm thực vật, động vật để sản xuất nguyên liệu chạy ô tô và sưởi ấm.

Người trồng cây cải dầu - một trong những nguyên liệu dầu ăn chủ yếu có thể hy vòng vào một thị trường mới. Nếu họ đun nóng cải dầu tới nhiệt độ cao, nó sẽ biến thnàh một dạng diesel sinh học. Dạng diesel này chỉ phát thải một chút ít CO2.

Ngay từ năm 2004, 20 nhà máy ở Đức đã sản xuất 1,1 triệu tấn diesel sinh học từ cải dầu. Khoảng 1.800 trạm xăng dầu đang bán loại dầu này vì được miễn thuế. Trong tương lai, dầu sinh học có nhiều khả năng bán chạy do các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều loại xe hơi mới chạy bằng loại nhiên liệu này.

Ngoài diesel sinh học, khí sinh học cũng được sử dụng rộng rãi ở Đức, khí sinh học được sản xuất từ phân bò lỏng. Phân bò được lên men từ ngô, lúa mạch hoặc cỏ. Khoảng 2000 trang trại ở Đức cũng như các khu vực xung quanh đang sử dụng loại khí này. Trong tương lai, khí sẽ được sử dụng để sản xuất điện và khoảng 400.000 trang trại sẽ có những trạm điện như vậy.

Trong năm 2013, năng lượng tái sinh chiếm 3,1% tổng năng lượng được tiêu thụ tại Đức. Chính phủ Đức rất ủng hộ việc phát triển các nguồn năng lượng sạch bởi chúng giảm sự phụ thuộc của Đức vào nguồn dầu khỏ nhập khẩu cũng như hạn chế khí thải CO2.

Mỗi năm, năng lượng tái sinh giúp Đức giảm được gần 20 triệu tấn khí nhà kính. Theo Bộ Năng lượng Đức, năng lượng sinh học là nguồn năng lượng tái sinh hiệu quả nhất so với gió, thuỷ điện và mặt trời. Nhiều người cho rằng năng lượng sinh học có thể cung cấp điện cho cả một thành phố.

Sản xuất chất dẻo bằng vỏ cam và CO2

Các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một phương pháp sử dụng khí nhà kính CO2 và vỏ cam để sản xuất Polymer. Họ hy vọng một ngày nào đó có thể thu nhập loại khí này để sản xuất chất dẻo, thay vì thải vào khí quyển.

Limonene là hợp chất tạo nên khoảng 95% tổng lượng dầu trong vỏ cam. Nó được sử dụng để tạo mùi cam quýt cho các loại nước tẩy rửa trong gia đình. Giáo sư Geoffey Coates tại Đại học Cornell và cộng sự đã sử dụng limonene o xit để sản xuất một loại polymer.

Với một chất xúc tác, nhóm nghiên cứu đã làm limonene phản ứng với CO2, tạo ra một loại polymer mới tên là polymonene carbonate. Loại polymer này có nhiều đặc tính của polystyrene - chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm chất dẻo dùng một lần.

Theo các nhà nghiên cứu thì phần lớn các loại chất dẻo hiện nay, từ polyester trong quần áo cho tới chất dẻo được sử dụng làm bao gói thực phẩm và đồ điện tử đầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Loại polymer tái sinh và rẻ tiền trên có thể thay thế các loại chất dẻo nói trên.

Pin mặt trời... dẻo

Hình minh họa

Các nhà khoa học châu Âu đã chế tạo thành công một loại tấm pin mặt trời nhẹ và linh hoạt, có thể được khâu vào quần áo để sạc pin cho nhiều thiết bị cầm tay như điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc.

Đây là sản phẩm thuộc dự án H - Alpha Solar (H -As) của ba nước châu Âu là Pháp, Bồ Đào Nha và Hà Lan, có thể sẽ xuất hiện trên thị trường trong vòng 3 năm tới. Loại tấm pin này có giá thành thấp bởi chúng được sản xuất hàng loạt dưới dạng cuộn. Người sử dụng có thể cắt chúng thành từng miếng rồi khâu hoặc cuốn quanh quần áo, phủ lên đồ vật, mái nhà hoặc các công trình khác. Chẳng hạn, với một tấm lều có phủ tấm pin mặt trời nói trên, người cắm trại có thể thắp đèn, nghe nhạc hoặc xem đĩa DVD suốt đêm.

Nhà vật lý Gerrit Kroesen thuộc Đại Học công nghệ Eindhoven (Hà Lan), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Công nghệ này dễ thao tác hơn nhiều so với các tấm pin mặt trời thuỷ tinh kiểu cũ. Chúng dày hơn phim chụp ảnh một chút song lại dễ uốn hơn”. Hiệu suất của loại pin mới chỉ đạt 7% so với 20% của các pin mặt trời hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, điều đó có thể chấp nhận được đối với loại pin được giới nghiên cứu đánh giá là hữu dụng và linh hoạt nhất.

Công ty Akzo Nobel của Thuỵ Điển và Hà Lan - đối tác trong dự án H -As đã thành lập một trong những nhà máy thử nghiệm để sản xuất các cuộn pin mặt trời bằng silicon, rộng 40 cm. Một nhà máy qui mô lớn sẽ sản xuất pin mặt trời với giá dưới 1 bảng/watt. Như vậy, một tấm pin khổ A4 được khâu vào lưng áo khoác có giá thành chưa tới 7 bảng sẽ nạp điện cho điện thoại di động hoặc cấp điện cho máy nghe nhạc khi người sử dụng đi dã ngoại ở nơi xa.

Thông thường, pin mặt trời được làm từ những tấm silicon bán dẫn có chứa nguyên tử phốt pho và boron. Tấm pin mặt trời loại mới cũng được sản xuất theo công nghệ tương tự, song sử dụng loại silicon đa dạng thái chứ không phải silicon kết tinh. Do vậy, độ dày của chúng chỉ là 1 micromet, mỏng hơn pin mặt trời thông thường 10 lần.