Hành tinh mới này được gọi là HD 219134b, có khối lượng gấp khoảng 4,5 lần khối lượng Trái Đất và kích thước lớn gấp 1,6 lần Trái Đất nên còn được gọi là "siêu Trái Đất” và khả năng thành phần của hành tinh này là đá, có núi lửa phun và có sự tan chảy. Các nhà nghiên cứu cho biết, HD 219134b nằm rất gần ngôi sao chủ của nó, chỉ cần mất ba ngày là hành tinh này đã có thể hoàn thành một vòng quỹ đạo quay quanh sao chủ. Do đó bề mặt hành tinh này quá nóng và không thể duy trì sự sống.


Các phác họa mới nhất cho biết HD 219134b có thể có hình dạng như thế này (Ảnh: NASA)

Các nhà thiên văn phát hiện ba hành tinh khác cũng trong hệ HD 219134 nhưng chúng ta không biết nhiều về những hành tinh đó. Một trong số đó có khối lượng lớn gấp Trái Đất ít nhất là 2,7 lần và quay quanh ngôi sao mẹ 6,8 ngày một lần. Một hành tinh khác lớn gấp chín lần khối lượng Trái đất và có quỹ đạo là 47 ngày; hành tinh thứ ba là một hành tinh khổng lồ có khối lượng lớn gấp 62 lần khối lượng Trái đất và mất 1190 ngày để hoàn thành một vòng quanh ngôi sao mẹ.

Việc phát hiện ra HD 219134b có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự hình thành của các hành tinh và hệ thống năng lượng mặt trời nói chung.

Chúng ta có thể nhìn thầy ngôi sao chủ của HD 219134b bằng mắt thường từ bầu trời tối nếu có điều kiện tốt. Nhìn gần ngôi sao Phía Bắc và các chòm sao Cassiopeia, sau đó làm theo bản đồ của NASA để tìm thấy nó.


Sử dụng bản đồ này để xác định vị trí hành tinh HD 219134b (Khoanh tròn) (Ảnh: NASA)

Phát hiện này chỉ diễn ra cách một tuần sau khi NASA công bố việc phát hiện Trái Đất 2.0- Kepler-452b. Các nhà thiên văn rất vui mừng khi tìm thấy HD 219134b vì đây không chỉ mà một siêu Trái Đất mà còn là một hành tinh gần Trái Đất nhất được tìm ra. Nhờ đó, chúng ta có thể tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời cũng có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao khác.

Kính viễn vọng không gian James Webb đang lên kế hoạch khởi động vào năm 2018 và sẽ tiếp cận HD 219134b nhanh chóng. Công cụ này có thể ghi nhận trực tiếp hình ảnh một số hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời và thực hiện phân tích chi tiết quang phổ bầu khí quyển của các hành tinh đó khi nó di chuyển quanh các ngôi sao chủ. Đây sẽ là một trong những dự án nghiên cứu về hành tinh ngoại nhiều nhất trong nhiều thập kỷ tới, Michael Werner, nhà khoa học dự án Sứ mệnh Spitzer tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết.