Liệu chúng ta có nên lo lắng nếu kỹ thuật đọc suy nghĩ như thế này ngày càng trở nên thịnh hành?

Gallant đưa ra một câu trả lời khá bất ngờ trước câu hỏi này. Những người tham gia sẽ được nằm trong cỗ máy của ông và xem bộ phim do ông mở, từ đó ông có thể đọc được suy nghĩ của họ hoặc ít ra là có thể nhận biết những gì bạn đang thấy.

Trong thử nghiệm của Gallant tại buổi trình diễn công nghệ, những người tình nguyện được cho xem nhiều bộ phim, trong lúc nhóm nghiên cứu đo các hoạt động trong não của họ.

Thiết bị này sẽ xây dựng lại các hình ảnh dựa trên hoạt động của não bộ bằng một thuật toán tái cấu trúc hình ảnh. Qua những hình ảnh mờ nhạt, hỗn tạp dựa trên những gì người tham gia thử nghiệm thấy khi xem phim, sau khi được tái cấu trúc lại chúng ta sẽ biết được họ đang nhìn thấy gì.

Dù thiết bị của ông đã được báo chí nói nhiều đến nhưng ông chưa bao giờ thực sự muốn chế tạo một cỗ máy giải mã não bộ. Ông nói: “Đó là một trong những điều thú vị nhất chúng tôi từng làm nhưng đó không phải là khoa học”. Nghiên cứu của ông chỉ tập trung vào việc xem xét cách vận hành hệ thống xây dựng hình ảnh của não bộ để đưa ra cách mà não bộ đang xử lý hình ảnh. Máy giải mã hình ảnh não bộ chỉ là dự án nằm ngoài dự kiến của ông và không phải là dự án khoa học ông theo đuổi.

Dù thiết bị này có phải là khoa học hay không thì nó cũng gây lo ngại cho những người lo sợ rằng một ngày nào đó chính phủ có thể sử dụng nó để nhìn vào những suy nghĩ thầm kín nhất của họ.

Có lẽ ai đó sẽ nói rằng đây là một mối lo ngại ngớ ngẩn, nhưng Gallant thì không. Ông nói: “Tôi đồng ý với lo ngại của họ nhưng chắc chắn các bạn sẽ không phải lo trong vòng 50 năm tới. Đó là thời gian cần để giải quyết hai thách thức lớn nhất của kỹ thuật giải mã não. Đó là khả năng di động và cường độ tín hiệu.”

Vào thời điểm hiện tại, để đọc được suy nghĩ của bạn, Gallant phải đặt bạn vào một cỗ máy quét cộng hưởng (fMRI), một cỗ máy khổng lồ có khả năng theo dõi hướng di chuyển của máu bên trong não.

Dù là một trong những cách tốt nhất để đo hoạt động trong não, fMRI không phải là hoàn hảo và cũng không có tính di động. Người nằm trong máy fMRI không được phép cử động, thiết bị này cũng rất đắt tiền và cồng kềnh.

Nếu đặt hình ảnh mà người tham gia thử nghiệm đang được xem cạnh hình ảnh được thiết bị giải mã cấu thành, chúng ta có thể nhìn thấy sự liên quan rõ ràng.

Tuy nhiên những hình ảnh mà thuật toán của Gallant dựng nên không giống với một khung cửa sổ mở ra suy nghĩ của người khác. Độ phân giải của hình quét từ fMRI không đủ cao để tạo nên hình ảnh rõ nét. “Trừ khi có ai đó có thể phát minh ra phương pháp đo đạc hoạt động trong não tốt hơn phương pháp hiện nay của chúng tôi, sẽ không có nhiều thiết bị giải mã suy nghĩ di động được đưa vào sử dụng trong đời thường,” ông nói.

Dù Gallant không tiếp tục công việc này cũng có những người khác đang làm. Một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đang tìm cách xây dựng một cỗ máy để đọc giấc mơ, sử dụng cùng công nghệ fMRI. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều.


Các nhà khoa học đang tìm cách giải mã giấc mơ

Hoặc như một nhóm nghiên cứu ở Hà Lan đã quét não của những người nói hai thứ tiếng để xác định những hình ảnh đang được cấu thành, ví dụ như một con ngựa hay một con bò, và từ đó xác định chính xác liệu người đó đang nghĩ về hình ảnh này bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp.

Tuy nhiên cũng giống như máy giải mã giấc mơ, chiếc máy này cũng cần được huấn luyện để giải mã từng cá nhân và vì vậy, không thể được đưa ra sử dụng rộng rãi.