Đây có thể là nguồn gốc của chất đốt lỏng nhẹ hơn, sạch hơn trong tương lai (Ảnh: Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là István T. Horváth đến từ Đại học Thành phố Hồng Kông bắt đầu với giấy vụn và giấy báo in. Họ sử dụng axít sulfuric như một chất xúc tác, chuyển đổi giấy thành levulinic acid và axit formic sau đó lần lượt chuyển đổi các chất thành một hợp chất được gọi là gamma-valerolactone (GVL).

GVL tinh khiết được tạo ra không độc hại khi nó được sử dụng làm nhiên liệu đốt cháy đèn dầu trong một phòng nhỏ trong nhiều giờ. Và GVL không tạo ra khói hay bất kỳ mùi gì. Ngược lại lượng khí thải từ đèn dầu đốt bằng dầu lửa thường được sử dụng trên thế giới lại là một nguồn khí có hại cho sức khỏe.

GVL cũng là một chất xúc tác gây cháy hiệu quả khi được thêm vào than. Mặc dù nó hoạt động khá chậm ở dạng tinh khiết nhưng có thể đốt cháy than trong vòng vài giây nếu được kết hợp với cồn. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi pha trộn 90% GVL với 10% cồn sẽ cho ra khoảng dưới 15% các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hơn sao với chất đốt lỏng truyền thống.

Bài báo cáo về nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí ACS Sustainable Chemistry & Engineering.