Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu

Khủng hoảng truyền thông chính là một vài tình huống bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty hay tổ chức của bạn. Các sự khủng hoảng này thường được giới truyền thông “điểm mặt” một cách nhanh chóng theo chiều hướng không tốt. Các tình huống thường gặp phải của các cuộc khủng hoảng này là một vài vụ việc tranh chấp, tai nạn, hỏa hoạn,… có ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, nếu cách xử lý các tình huống trên của bạn không thỏa đáng và thích hợp cũng sẽ trở thành một tình huống khác được công chúng và giới truyền thông để ý đến.

Thông thường, giải quyết các khủng hoảng truyền thông này là trách nhiệm của những người làm PR. Cần phải thấu hiểu rõ cũng như đưa ra những biện pháp ngăn chặng các cuộc khủng hoảng truyền thông xảy ra trước khi nó trở nên sôi nổi hơn với công chúng.

Những cách xử lý khủng hoảng truyền thông

Dùng cộng cụ digital marketing để kiểm soát nguồn thông tin

Dùng cộng cụ digital marketing để kiểm soát nguồn thông tin: Không ai có thể phủ nhận rằng mạng xã hội ngày nay chính là con dao 2 lưỡi. Nếu bạn biết dùng mạng xã hội để kiểm soát thông tin, điều tiết lại thái độ cũng như phản ứng của công chúng thì sẽ giúp doanh nghiệp bạn vực dậy sau cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, nếu không giải quyết kịp thời, mạng xã hội sẽ đẩy việc khủng hoảng truyền thông của bạn lan nhanh và đến một lúc bạn không thể kiểm soát hết các nguồn tin. Đội ngũ PR có thể dùng các công cụ Digital Marketing để có thể tối ưu hóa các nội dung trên công cụ tìm kiếm đồng thời đưa ra những thông tin tích cực về doanh nghiệp.

Trực tiếp đối thoại với báo chí và khách hàng: Khủng hoảng truyền thông xảy ra sẽ khiến cho công chúng đặt dấu hỏi khá lớn về độ minh bạch của doanh nghiệp bạn. Do đó nếu im lặng, có nghĩa là vô hình chung bạn đã thừa nhận những tình huống đó là xác thực. Hãy mạnh dạn đối thoại trực tiếp cùng với báo chí cũng như khách hàng. Tuy nhiên, những câu hỏi cần được chuẩn bị thật cẩn thận vì đây chính là cơ hội để bạn có thể tiếp cận với người tiêu dùng.

Nhờ đến các công cụ pháp lý: Đây chính là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật cẩn thận khi áp dụng biện pháp này và chỉ dùng khi chắc chắn rằng mình chính là nạn nhân bị vu khống. Bởi vì công chúng thường đứng về phía người tiêu dùng và nghĩ họ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn, hình ảnh doanh nghiệp bạn sẽ ảnh hưởng ít nhiều khi dùng đến các công cụ pháp lý.

Ngay hôm nay, hãy lập ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông khi cần thiết để có thể giữ vững lòng tin với khách hàng./.