Ám ảnh về nỗi sợ hãi

Bạn cần vượt qua ám ảnh về nỗi sợ hãi

Sau khi thất bại trong chuyện kinh doanh, các CEO thường bị ám ảnh và sợ thất bại trong những chiến dịch kinh doanh. Nỗi sợ hãi sự thất bại này sẽ khiến cho bạn không dám làm gì tiếp theo vì bạn luôn sợ mình sẽ lại thất bại.

Nỗi sợ sự thất bại cũng sẽ làm kìm hãm những ý tưởng mới. Sau khi thất bại, bạn nghĩ ngờ mình sẽ không có đủ khả năng để đảm nhiệm những nhiệm vụ mới hoặc thực hiện các dự án mới. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như các trường hợp này đều là do các CEO tự dọa bản thân của mình. Nếu bạn không nhìn nhận sự thất bại của mình theo hướng tích cực thì chính lúc đó là bạn đang tự đẩy bản thân mình vào bế tắc và sẽ bỏ qua những cơ hội để thực hiện các dự án mới và tìm những trải nghiệm mới.

Ám ảnh về sự thiếu tự tin, thiếu sáng kiến

Khi bạn thất bại, bạn thường cho rằng mình thiếu tự tin, thiếu sáng kiến nên mới dẫn đến thất bại. Nét tính cách này thường hình thành trong môi trường gia đình mà phụ huynh thường che chở, bao bọc quá nhiều cho con cái hoặc trong những trường học nơi mà học sinh thường được khuyến khích rằng hãy tìm kiếm các công việc ít rủi ro và an toàn sau khi ra trường. Vì vậy, sau khi thất bại, các CEO cần nhận ra nét tính cách dẫn đến thất bại này và cải thiện chúng để không lặp lại trong những lần sau.

Ám ảnh về sự cầu toàn

Ám ảnh về sự cầu toàn cũng là điều bạn cần vượt qua

Hầu như nhiều người đều có tính cầu toàn và không cho phép mình thất bại. Những người cầu toàn chỉ bắt tay vào công việc khi mọi việc đã được chuẩn bị tốt và nỗ lực chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên đây cũng chính là lí do khiến cho những người cầu toàn ít xuất sắc hơn ở trong sự nghiệp của mình, làm việc ít năng suất hơn và cũng thiếu hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, CEO cần vượt qua được đức tính này của chính bản thân để thành công và đạt được hiệu quả trong công việc nhiều hơn.

Ám ảnh về sự chế giễu và khinh miệt

Sau khi thất bại, nhiều CEO thường bị ám ảnh sợ bị ai đó khinh miệt và chế giễu. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi trong lúc đó thường là liệu người ta sẽ nói gì hay nghĩ gì khi mình bị thất bại và khi đó thì mình phải đối diện với điều đó như thế nào? Sự ám ảnh này làm khiến bạn không tự tin trong công việc sau này, vì thế bạn nên vượt qua nỗi ám ảnh này.

Ám ảnh về sự thất bại khiến bạn viện cớ để không làm điều gì đó

Vì sợ thất bại nên bạn sẽ không muốn làm tiếp các dự án sau đó và viện nhiều lý do để thoái thác như “Đã có ai trong gia đình của mình làm điều đó đâu?”, “Mình không giỏi trong việc làm dự án”, “Mình không thể làm được điều đó”, “Mình có quá ít những mối quan hệ để thăng tiến”, “Mình làm gì có tiền để làm dự án” và nhiều lý do hợp lý khác. Chính thái độ này sẽ kìm hãm bạn theo đuổi các giấc mơ và những mục tiêu trong công việc, trong cuộc sống.