Kiên định và linh hoạt

Jeff Bezos – cha đẻ của Amazon là một doanh nhân thông minh và có tầm nhìn xa trông rộng. Theo ông, để là một doanh nhân giỏi cần có được hai yếu tố là kiên định và linh hoạt, áp dụng vào Amazon, ông nói “chúng tôi kiên định về tầm nhìn song linh hoạt về tiểu tiết”. Đối với một doanh nhân, nhiều thách thức sẽ xảy ra mà bạn không thể nào biết trước được vì vậy cần kiên định nếu không rất dễ nản lòng và sớm từ bỏ. Tuy nhiên cần linh hoạt trong những tình huống bất ngờ để giải quyết tốt vấn đề, tìm hướng đi mới, nếu không mềm dẻo, linh hoạt sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt hay những vết xe đổ từ trước. Qua đó, điều đầu tiên mà chúng ta học được về cách quản trị của Amazon là vừa kiên định vừa linh hoạt để giải quyết, xử lý vấn đề tốt nhất.

Lấy khách hàng là trung tâm

Jeff Bezos luôn chú trọng đến khách hàng và xem đây là kim chỉ nam cho các hoạt động của Amazon để hướng đến sự hài lòng của họ. Những ngày đầu mới thành lập Amazon, trong các cuộc họp luôn xuất hiện một chiếc ghế trống đại diện cho “khách hàng”, điều này có ý nghĩa rằng những quyết định đưa ra không được phép làm phật ý “thành viên” này.

Bên cạnh đó, Amazon sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình đối với khách hàng, mang lại sự trải nghiệm và hài lòng nhất khi mua sắm tại Amazon. Một tình huống xảy ra ở Amazon năm 2009 là đã khiến khách hàng nổi giận khi xóa các bản sao của hai cuốn sách “Animal Farm” và “1984” của nhà văn George Orwell. Tuy nhiên, sau sự cố này thì Amazon đã gửi một bức thư xin lỗi khách hàng và thừa nhận sai lầm của mình khiến họ phật ý. Thay vì chỉ đăng tải một thông cáo báo chí thừa nhận lỗi lầm của mình hay phủ nhận lỗi sai của chính công ty thì hành động xin lỗi này của Amazon đã lấy lại niềm tin từ khách hàng của họ.

Chính triết lý lấy khách hàng làm trung tâm đã khiến Amazon trở nên thành công như ngày hôm nay và trở thành ông lớn trong ngành bán lẻ.

Triết lý hai chiếc bánh Pizza

Trong triết lý này, Bezos tin vào những đơn vị nhỏ nhưng làm việc hiệu nghiệm. Niềm tin này giúp ông tối đa hóa được nguồn lực, gạt bỏ những yếu tố thừa. Theo ông thì các nhóm lớn thường hoạt động kém hiệu quả hơn nhóm nhỏ, đồng thời khó khăn hơn trong việc ra những quyết định, điều này làm lãng phí một nguồn lực không cần thiết mà chất lượng công việc giảm sút.

Dài hạn mới là điều quan trọng

Trong nhiều dự án mở rộng hoạt động kinh doanh của Amazon, lúc bắt đầu có vẻ như những hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí tiền của khiến giá cổ phiếu Amazon giảm sút. Tuy nhiên, với tính kiên định nhưng linh hoạt, tin vào những gì mình đang thực hiện là đúng. Bezos sẵn sàng đầu tư cho dài hạn, chờ đợi 5 đến 7 năm để dự án đầu tư của mình sinh lời. Trong kinh doanh, những chiến lược dài hạn mới là điều quan trọng.

Khiến nhân viên nghĩ rằng mình đang làm chủ

Bezos đã sử dụng quyền mua cổ phiếu dành cho nhân viên trong quá trình tuyển dụng. Hành động này của Amazon đã giúp giữ chân lại được những nhân viên tài năng, có động cơ làm việc. Để nhân viên nghĩ rằng mình đang làm chủ là chiến lược thông minh của Amazon nhằm đầu tư vào thành phần quan trọng nhất của sự thành công là nguồn nhân lực.

Trên đây là 5 điều cần học hỏi về cách quản trị của Amazon. Những bước đường dẫn đến thành công thường không dễ dàng. Vì vậy, những chiến lược thông minh trên của Amazon có thể giúp bạn học hỏi được kinh nghiệm từ một ông lớn bán lẻ thành công như thế này.