Định nghĩa cho thuật ngữ “Lấy khách hàng làm trung tâm”

Phần lớn thuật ngữ này được sử dụng khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm tâm điểm trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Bất kể mọi thời điểm, bạn luôn tạo ra giá trị cho khách hàng và lấy khách hàng làm ưu tiên. Mặt khác, điều này còn tùy thuộc vào việc khách hàng được bạn định nghĩa như nào.

Hiện nay, trải nghiệm khách hàng đã có một tầm quan trọng nhất định. Những người làm trong mảng dịch vụ luôn tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm thấy những thứ họ cần. Để điều này xảy ra các doanh nghiệp cần quan tâm đến điều hướng website cũng như các tương tác liên quan khác.

Lấy khách hàng làm trung tâm như nào?

Việc lấy khách hàng làm trung tâm nên được thực hiện trong tầm kiểm soát. Trong thời đại công nghệ số phát triển như ngày nay thì kỳ vọng được tăng lên và có một sự thật hiển nhiên rằng khách hàng ai cũng muốn có những trải nghiệm đồng nhất.

Muốn khách hàng luôn là trung tâm trong các hoạt động kinh doanh của công ty, bạn cần có một đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm chính cho việc này. Họ cần được đào tạo, nhận diện khoảng trống, kết nối, xác định KPI, kiểm soát mọi thứ và những việc liên quan.

Ví dụ điển hình trong việc lấy khách hàng làm trung tâm đó là áp dụng các tính năng tiện lợi và đậm chất kĩ thuật số như hội thoại tự động. Khi đó khách hàng hoàn toàn có thể tương tác đúng với tư vấn viên nhằm tìm ra thông tin cho các thắc mắc của họ. Nhờ vậy khả năng tương tác của doanh nghiệp được nâng cao đáng kể, đem tới cho khách hàng sự hài lòng. Đồng thời với tính năng tự động phân bổ hội thoại, không chỉ cung cấp cho khách hàng lợi ích đơn thuần mà còn kết nối họ với nhân viên tư vấn có kiến thức cũng như kinh nghiệm giải đáp mọi thắc mắc đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Thực tế, việc doanh nghiệp có một cá nhân hay bộ phận để đảm trách nhiệm vụ lấy khách hàng làm trung tâm không còn là điều gì đó quá mới mẻ. Theo một thống kê thì hơn 20% các công ty hiện nay đều có bộ phận chuyên trách về trải nghiệm khách hàng. Đó cũng là lý do tại sao mỗi lần truy cập vào một trang web cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào đó thì chỉ vài giây sau đã có một chuyên viên chăm sóc khách hàng tự động hỏi ta có cần sự giúp đỡ nào không.

Mỗi khách hàng đều có giá trị riêng

Thực chất thì mỗi khách hàng đều không nhận được chất lượng dịch vụ giống nhau cho dù bạn có dự định sẽ như thế. Bởi mỗi khách hàng sẽ có giá trị riêng và đương nhiên sẽ có những khách hàng đem lại giá trị lớn cho doanh nghiệp và như một điều hiển nhiên bạn sẽ tập trung vào họ nhiều hơn, cũng như có những khách hàng không còn đem lại bất kì lợi ích nào cho công ty bạn sẽ chẳng muốn đầu tư thời gian cũng như công sức thêm nữa. Bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, điều này luôn đúng với họ.

Trong môi trường làm ăn kinh doanh là vậy, khách hàng hay bất cứ cá nhân nào mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích họ sẽ tập trung thời gian, công sức. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ chẳng lãng phí thời gian cũng như sức lực để làm vừa lòng tất cả.