Trong kinh doanh khi bắt đầu khởi nghiệp bị thất bại, chúng ta mất rất nhiều về nguồn lực

- Về thời gian: Chúng ta đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức cho công ty của mình đang làm việc, nhưng không có hiệu quả. Như đã biết, thời gian là một thứ rất quý, vì thời gian đi qua là không thể lấy lại được. Khi càng lớn tuổi, sức khỏe và tâm huyết với công việc cũng sẽ bị giảm dần. Nếu như bị thất bại nhiều lần, con người sẽ cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục với công việc đó nữa.

- Về tiền bạc: Trong kinh doanh lúc nào thất bại cũng sẽ phải mất mát về tiền bạc. Lúc mới bắt đầu vào công việc, bạn phải mất ít hay nhiều tiền để đầu tư về cơ sở vật chất cho doanh nghiệp. Đến lúc thất bại, nếu đầu tư ít hoặc không đầu tư thì sẽ may mắn hơn là đầu tư nhiều vì mình sẽ bị mất nhiều. Trên thực tế, đồng tiền chúng ta kiếm được sẽ rất có giá trị, vì càng ngày xã hội lại càng thừa nhân lực, việc kiếm được nhiều tiền là rất khó khăn.

- Về tâm lý: Khi thất bại, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Vì lúc bắt đầu khởi nghiệp, chúng ta sẽ rất hào hứng, rất đam mê, đầy hi vọng, nhiệt huyết và đặt hết niềm tin vào công việc đó. Nhưng đến lúc thất bại, ban đầu sẽ bị hụt hẫng một thời gian dài, cảm thấy chán nản không thể đứng lên được, lúc nào trong đầu cũng có rất nhiều suy nghĩ, bị nhiều người thân, người xung quanh nhìn mình với những ánh mắt chê bai, những câu nói dè bỉu, sẽ luôn khiến bạn cảm thấy ray rứt, dằn vặt. Chính vì thế, rào cản về tâm lý đã làm cho chúng ta không thể vực dậy được khi vấp ngã và bắt đầu khởi nghiệp lại.

Đừng biến bạn thành kẻ thất bại

Trong sách vở hay ngoài xã hội, việc thất bại vẫn luôn được đề cao. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng tránh được thất bại mà vẫn có thể thành công thì vẫn tốt hơn nhiều. Có nhiều thất bại trong khi bắt đầu khởi nghiệp được lặp đi lặp lại, nếu biết cách quan sát tốt, học hỏi và tìm hiểu kỹ càng thì sẽ tránh được thất bại. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thất bại khi bắt đầu khởi nghiệp cũng mang lại rất nhiều bài học và kinh nghiệm

- Bạn không nên mù quáng trước những cơ hội kinh doanh và đừng nên cảm thấy hứng thú với một việc gì hay một cơ hội gì xuất hiện ngay trước mắt mình, mà phải tìm hiểu kỹ càng để có một chiến lược, mục tiêu đúng đắn. Thì lúc đó, bạn sẽ xác định được chính xác cơ hội nào dành cho mình và sẽ thành công hơn.

- Thất bại là cần thiết, nhưng không nên thất bại quá nhanh. Vì khi thất bại, bản thân chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng và muốn từ bỏ, không có kiên nhẫn để bắt đầu lại.

- Bạn nên xác định kế hoạch cho mình. Nếu không tìm ra được kế hoạch phù hợp thì không thể có bí quyết riêng cho mình và mở rộng thị trường kinh doanh.

- Phải biết rõ mình là ai. Vì không thể thành công khi bạn chưa xác định được bản thân mình có phù hợp với công việc hay lĩnh vực kinh doanh đó hay không?

- Luôn đặt câu hỏi “Tại sao”. Nếu trả lời được những câu hỏi này, nó sẽ làm sáng tỏ khao khát và ước mơ của bạn.

- Đừng coi thường mọi người, khi thành công chúng ta cần có sự giúp đỡ của những người xung quanh. Không nên nghĩ mình giỏi và đối xử không tốt với những người đã giúp mình có được thành công này. Vì khi lúc bạn gặp thất bại, nếu không có họ chúng ta sẽ không thể nào đứng lên và bắt đầu khởi nghiệp lại được.

- Một trong những yếu tố giúp thành công chính là biết trao quyền. Hỗ trợ nhân viên của bạn thành công và trao một phần quyền kiểm soát của mình cho họ. Vì như thế, bạn sẽ không phải nắm giữ quá nhiều việc mà vẫn có thể kiểm soát được hoạt động của công ty.

Nhận được bài học quý giá khi khởi nghiệp thất bại

- Đừng suy nghĩ quá nhiều về lợi nhuận. Lúc nào cũng chú trọng vào lợi nhuận thì bạn sẽ bỏ rất nhiều cơ hội to lớn hơn. Nếu hoạt động khởi nghiệp hiệu quả thì chắc chắn lợi nhuận ngày càng tăng lên.

- Phải biết sáng tạo. Một người đang thất bại trong công việc, mà cứ tiếp tục lặp đi lặp lại phương thức làm việc đó thì sẽ có một ngày không bao giờ đứng lên được. Nếu bạn biết chuyển mới, phương thức mới thì sẽ hiệu quả hơn nhiều và sẽ thành công hơn.