Phương thức bán hàng B2B ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Bán hàng B2B là gì

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng kinh tế 4.0, các doanh nghiệp không còn xa lạ với hình thức mua bán trực tiếp qua các trang thương mại điện tử cho chính mình thiết lập hoặc các sàn giao dịch mua bán thương mại điện tử điển hình như Tiki, Lazada, Sendo… Hình thức mua bán nêu trên được gọi là Bán hàng B2B (với tên gọi đầy đủ là Business To Business). Theo đó, nguồn cung và nguồn cầu tìm được nhau thông qua các giao dịch trên các trang thương mại điện tử. Thông thường, bên bán và bên mua sẽ giao dịch với nhau mà không cần trực tiếp gặp mặt nhau trừ trường hợp các hợp đồng có giá trị lớn, nhiều điều khoản cần thương thảo và làm rõ giữa các bên. Tuy nhiên, số lần gặp mặt cũng rất hạn chế.

B2B là hình thức bán hàng trực tuyến giữa các doanh nghiệp thông qua các trang thương mại điện tử

Cần khai thác điều gì để bán được sản phẩm theo phương thức B2B

Ông bà ta thường có câu “thuận mua vừa bán”, để bán được hàng hóa có hai yếu tố mà bất kỳ người bán hàng nào cũng cần phải lưu tâm đó là điều gì là thứ khách hàng đang tìm kiếm và bản thân sản phẩm của chúng ta có được điểm gì khác biệt. Đối với các khách hàng cá nhân, cảm xúc mua hàng thường ảnh hưởng khá lớn đối với quyết định chi trả khi mua một món hàng. Trong nhiều trường hợp, nếu món hàng chưa được “ưng ý” hoặc chưa nắm rõ công dụng của sản phẩm một số người vẫn quyết định “xuống đạn” để mua theo cảm xúc hoặc thị hiếu cá nhân. Khác với các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp thường “lý trí” hơn. Họ luôn đặt chất lượng hàng hóa, công năng của sản phẩm là tiêu chí chủ đạo để chọn mua hoặc không mua các sản phẩm hàng hóa của “người bán”. Vậy nên để bán được hàng hóa, các doanh nghiệp bán cần tìm hiểu và nắm rõ điểm khác biệt và nổi trội của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Từ việc nắm bắt được những điểm nói trên, doanh nghiệp phải có chiến lược truyền thông, marketing thích hợp để đập vào mắt người mua không phải là những sản phẩm nhàm chán mà là những hàng hóa được chú thích rõ ràng về đặc tính sản phẩm. Nhờ vậy, hàng hóa của doanh nghiệp bán sẽ được doanh nghiệp mua chú ý và lựa chọn.

Công năng sản phẩm là yếu tố tiên quyết để khách hàng chọn mua hàng hóa của bạn

Thiết lập quan hệ là điều cần thiết

Vì là những giao dịch điện tử được diễn ra một cách nhanh chóng giữa các doanh nghiệp thông qua các website thương mại điện tử nên bản thân các giao dịch B2B thường tìm ẩn những rủi ro nhất định. Trước tình hình đó, để tránh những hậu quả không mong muốn, bên mua và bên bán thường tìm đến các khách hàng đã từng thiết lập quan hệ giao dịch từ trước. Bằng cách này, bên bán cũng hiểu rõ được một phần về bên mua và đồng thời bên mua cũng “an tâm” hơn về sản phẩm, dịch vụ của bên bán. Do vậy, để bán được hàng hóa theo phương thức B2B, việc tạo lập các mối quan hệ thân quen thông qua hình thức chăm sóc, các chương trình hậu mãi là điều vô cùng cần thiết.

Ngày nay, mua bán hàng hóa theo phương thức B2B ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Do đó, doanh nghiệp cần có những hiểu biết và cải tiến nhất định đối với phương thức này để nâng cao doanh số.