Thất bại do ảo tưởng vào giải cứu

Đầu tư đa ngành thất bại có thể do doanh nghiệp ảo tưởng vào giải cứu

Do việc thi hành chính sách “đồng tiền dễ dãi” trong nhiều năm và lấy chỉ số tăng trưởng làm thước đo nên đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đầu tư đa ngành. Những loại tài sản ở trên thị trường tăng giá một cách chóng mặt và việc huy động vốn dễ dàng cùng với đầu tư tràn lan vào trong ngân hàng, cổ phiếu hoặc bất động sản. Việc thừa tiền sẽ dẫn tới kết quả tất yếu đó là doanh nghiệp đã tìm đến những cơ hội đầu tư mới.

Các định kiến về thất bại trong kinh doanh đa ngành ở trên thế giới và ở Việt Nam chủ yếu là do những mối quan hệ về chính trị và trả giá cao để thâu tóm công ty và chần chừ khi cắt bỏ những khoản đầu tư không hiệu quả cùng như việc thiếu đi chiến lược bền vững và xuyên suốt, việc quản trị doanh nghiệp yếu.

Thực tế thì những công ty đa ngành tại Việt Nam dựa nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để hoạt động, tồn tại. Một khi nguồn vốn rẻ đã bị cắt đi, giá tài sản bị giảm thì họ phải quyết định nhanh chóng nhằm thoát khỏi ngõ cụt thì họ vẫn hi vọng kinh tế phục hồi và sự can thiệp của Nhà nước. Khi đến lúc họ nhận ra được tái cơ cầu là quãng đường dài và Nhà nước không có chương trình giải cứu thì họ mới thực hiện giảm nợ.

Liệu đầu tư đa ngành trong phát triển kinh doanh có phải là cái bẫy?

Liệu đầu tư đa ngành có phải là cái bẫy?

Hiện nay, có nhiều công ty vẫn lấn sân sang kinh doanh những lĩnh vực khác và họ vẫn có lãi thậm chí ngay trong thời điểm khủng hoảng kinh tế thì họ vẫn có lời. Các chủ doanh nghiệp đầu tư đa ngành cho việc việc đầu tư đa ngành không phải là xấu và không phải là mô hình thất bại mà vấn đề đó chính là năng lực, là bản lĩnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Liên quan tới vấn đề đầu tư đa ngành, nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn nhìn nhận rằng khi có cơ hội thì doanh nghiệp cần chớp lấy. Họ cũng cho rằng việc kinh doanh cốt lõi không có nghĩa là bạn phải cố định trong một ngành nghề mà vấn đề là phải kinh doanh làm sao cho có hiệu quả. Những doanh nghiệp khi đầu tư đa ngành thất bại thì cần xem xét lại năng lực quản trị, năng lực điều hành, khả năng tư duy và nhất là năng lực cốt lõi chứ vấn đề không phải là đầu tư đơn ngành hay đa ngành.

Để phát triển bền vững, hay đầu tư đa ngành, đơn ngành thì theo các chuyên gia, các doanh nghiệp đều cần có năng lực cốt lõi. Với những thương hiệu lớn thì sự phát triển của họ đôi khi cũng cần phải xuất phát từ việc thay đổi năng lực cốt lõi. Có thay đổi năng lực cốt lõi như vậy thì doanh nghiệp mới theo kịp được xu hướng phát triển của xã hội từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh bất kể trong lĩnh vực gì dù là đơn ngành hay đa ngành.