Định nghĩa tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là đặc điểm chính để phân biệt được các doanh nghiệp khác nhau trên thị trường

Tên doanh nghiệp được định nghĩa là tên gọi của doanh nghiệp được sử dụng chính thức trong giấy phép kinh doanh và tại trụ sở hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp đó. Đặc biệt, tên doanh nghiệp cũng có thể là tên thương hiệu trong một vài trường hợp và ngược lại. Thỉnh thoảng, một công ty hay tập đoàn lớn sẽ sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau để tăng độ phủ sóng lên thị trường. Lấy ví dụ như trường hợp của tập đoàn L’Oréal, đây là một doanh nghiệp lớn sở hữu rất nhiều thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng như L’Oréal Paris, Maybelline, Nyx, Kiehl’s, Lancôme, Shu Uemura, YSL…Như vậy, L’Oréal chính là tên doanh nghiệp, còn lại là các tên thương hiệu do L’Oréal nắm giữ.

Tên thương hiệu là gì?

Đây là cái tên được công ty sử dụng để đặt cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm mục đích phân biệt rõ ràng với các dòng sản phẩm và dịch vụ khác của công ty.

Tên thương hiệu chính là bộ mặt tiếp xúc trực tiếp đến khách hàng, là điều đầu tiên mà mọi người biết đến và nhắc tới nhiều nhất khi muốn đề cập một thương hiệu. Do đó, một doanh nghiệp cần phải nghiêm túc đầu tư chất xám vào quá trình đặt tên thương hiệu để có thể ghi dấu ấn với khách hàng giữa vô vàn các đối thủ trên thị trường.

Tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém tên doanh nghiệp. Nếu tên doanh nghiệp gắn bó với công ty từ ngày thành lập thì tên thương hiệu sẽ đóng vai trò đại diện chính cho một sản phẩm của công ty đó.

Các yếu tố tạo nên một tên thương hiệu hấp dẫn khách hàng

Các yêu cầu góp phần tạo nên tên thương hiệu có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường và ghi dấu ấn với khách hàng đó chính là sự ngắn gọn, dễ nhớ, và có khả năng áp dụng cho tên miền trang web của thương hiệu.

Tên thương hiệu hoàn toàn khác với châm ngôn của doanh nghiệp. Giữa thị trường vô vàn đối thủ cạnh tranh khốc liệt ngày này, thương hiệu nào có tên gọi càng bắt tai sẽ càng tạo dấu ấn tốt với khách hàng, từ đó dễ dàng ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng cũng như chốt đơn của họ hơn bao giờ hết.

Tên thương hiệu có chứa các chữ cái nguyên âm như a, e, i, o, u có tỉ lệ thành công trong việc tạo ấn tượng với khách hàng cao hơn những cái tên khác

Trong quá trình chọn lọc, doanh nghiệp cần thận trọng cân nhắc đến việc đồng nhất tên thương hiệu và tên miền website. Điều này sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng do website là cổng giao tiếp chính, là bộ mặt của thương hiệu với khách hàng. Bạn cần chú ý rằng, rất nhiều trường hợp đặt tên thương hiệu quá phức tạp và chứa các ký tự đặc biệt khiến quy trình sở hữu tên miền trang web trở nên vô cùng khó khăn và rối rắm, trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp rất có thể phải thay đổi lại tên thương hiệu.

Qua các thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ nắm vững được khái niệm của tên doanh nghiệp và tên thương hiệu, cũng như hiểu rõ tầm ảnh hưởng của tên gọi và cách thức lựa chọn tên thương hiệu phù hợp cho doanh nghiệp.