Yêu cầu viết báo cáo

Một trong những phương thức thường dùng nhất ở hầu hết các quản lý hiện nay là yêu cầu nhân viên của mình hoàn thành và nộp lại những bản báo cáo, nhưng đa phần lại chưa hiệu quả. Nguyên nhân là vì lãnh đạo không chú ý đến mục đích thật sự của viết báo cáo, đây là quá trình ghi lại góc nhìn của nhân viên về một vấn đề cụ thể: báo cáo kết quả dự án, tiến trình làm việc, thiết lập kế hoạch,… Đây là những cơ sở tương đối quan trọng trong việc nhận xét và đánh giá nhân viên dựa trên kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực cũng như kỹ năng về nhận biết, thấu hiểu những vấn đề chung mà đội nhóm chú trọng. Vì thế thay vì để nhân viên hoàn thành theo kiểu đối phó, bạn nên linh hoạt thay đổi chủ đề và cách thức báo cáo cho mỗi kỳ.

Trao thêm quyền cho nhân viên

Có những nhà quản lý, vì rất nhiều lí do mà thường xuyên làm thay phần việc mà đáng lẽ ra phải để nhân viên làm. Vì không yên tâm, vì tiện tay, vì muốn giúp đỡ,… dù cho với nguyên nhân nào đi nữa thì việc làm này tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy mà một trong số đó chính là khiến cho nhân viên của bạn “thui chột” các kỹ năng mềm trong công việc. Hãy thử hình dung, nhân viên sẽ hạn chế rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề khi công việc gặp những sự cố, trục trặc phát sinh. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ khiến bạn đánh mất nhận thức cá nhân về năng lực của từng người, bạn không biết nhân viên A giỏi ở đâu, nhân viên B còn hạn chế kỹ năng nào,... từ đó lệch lạc trong đánh giá, bất tiện trong công tác huấn luyện sau này. Cách tốt nhất là trao thêm quyền cho nhân viên, để họ tự làm và tự chịu trách nhiệm. Bạn chỉ nên là người xem xét và đánh giá kết quả.Đây cũng là mong muốn của các ứng viên khi tìm việc làm ở Đồng Nai hay bất cứ nơi nào khác.

Tổ chức hoạt động nhóm

Bí quyết đơn giản và dễ thực hiện hơn cả đó là thói quen duy trì tổ chức những hoạt động nhóm trong suốt quá trình tiến hành dự án, kế hoạch. Với việc tạo môi trường kết nối giữa các nhóm nhân viên, chia nhỏ và giao công việc theo khuynh hướng kích thích sự cạnh tranh giữa các cá nhân, đội nhóm. Hướng giải quyết này không chỉ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn khi theo dõi toàn diện để đánh giá từng người một về từng kỹ năng một. Thông qua việc thiết kế hoạt động nhóm thông minh, phù hợp với từng doanh nghiệp mà nhà quản lý sẽ nhìn nhận dễ dàng hơn về kỹ năng giao tiếp ứng xử - tạo lập quan hệ, cũng như đàm phán – làm việc nhóm,…từ đó biết cách điều chỉnh, thay đổi về mặt nhân sự thuận lợi, hiệu quả.

Thử thách khả năng lãnh đạo

Cuối cùng là một bí quyết tuy mới nhưng để lại những dấu hiệu khả quan trong công tác lãnh đạo – hứa hẹn sẽ là một hướng đi hiện đại trong xu thế xã hội ngày nay. Thông qua ủy quyền, tham vấn ý kiến,… bạn sẽ thiết lập một môi trường mà tất cả các nhân viên đều có được trong trạng thái dẫn dắt, ảnh hưởng đến tập thể. Bằng cách này, những nhân viên của bạn sẽ hiểu hơn về vai trò của một vị lãnh đạo cũng như chủ động nhận thức được về tính chất đặc thù của cả một kế hoạch chung. Bên cạnh đó, điều nàycòn giúp nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong từng khâu, từng giai đoạn, góp phần xây dựng thái độ của mộtngười lãnh đạo. Và cuối cùng, giúp bạn hiểu rõ khả năng lãnh đạo của mỗi người, xem ai sẽ là nhân tố sẵn sàng cho vị trí quản lý trong tương lai.

Trên đây là 4 bí quyết giúp bạn đánh giá kỹ năng mềm trong công việc của nhân viên. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tạo lập cơ sở khách quan và toàn diện phục vụ mục đích nhận định của mình.