1. Bạn hiểu rằng bạn sẽ không bao giờ thực sự là "sẵn sàng"

Một số người nghĩ rằng "sẵn sàng" có nghĩa là chuẩn bị hoàn toàn tất cả mọi thứ rồi. Tuy nhiên, bất kỳ doanh nhân giàu kinh nghiệm nào cũng sẽ cho bạn biết, bạn không thể chuẩn bị sẵn sàng được cho tất cả mọi thứ ở phía trước. Có một số dấu hiệu tuyệt đối bạn cần phải quan tâm trước khi bật chức năng “Open” nhưng đó là những điều đã rõ ràng và đã được rút ra từ những người đi trước. Vấn đề là khi bước vào kinh doanh bạn sẽ bắt đầu gặp thêm nhiều vấn đề khác nữa bắt buộc bạn phải xử lý được. Bạn nhận ra những gì bạn đã chuẩn bị vẫn chưa thực sự đủ để bắt đầu.

Những doanh nhân khuyến khích bạn tập trung vào những điểm nào khiến bạn phải điều chỉnh chi phí liên tục trong một khoảng thời gian, bỏ lỡ cơ hội hoặc thu nhập bị giảm đi so với những dự kiến điều chỉnh đúng ra phải mang lại.

2. Bạn biết làm thế nào để bán được hàng

Có thể bạn có đam mê, có thể có một tầm nhìn chính xác về hướng đi trong kinh doanh. Bạn thậm chí có thể có sản phẩm tốt nhất nhưng bạn sẽ gặp vấn đề nếu không biết làm thế nào để bán hàng.

Khi bắt đầu một doanh nghiệp, bán hàng là điều quan trọng nhất để xác định thành công của bạn. Tuy nhiên bán hàng không đơn thuần là chỉ nói với khách hàng chúng ta bán gì. Nhà đầu tư, đối tác, nhân viên của bạn, vợ chồng, thậm chí là gia đình bạn cũng có nhu cầu mua hàng. Điều bạn cần làm là làm sao để tác động họ làm theo những gì mình mong muốn? Hiệu quả của việc bán hàng thể hiện ở việc bạn giao tiếp truyền đạt ý tưởng thế nào để thuyết phục người khác sẽ mua hàng của bạn và việc sở hữu món hàng hóa đó sẽ có lợi cho họ.

3. Bạn có một kế hoạch tài chính để duy trì trạng thái ổn định

Một lý do khiến mọi người không bao giờ thực sự trở thành một doanh nhân là vì những rủi ro tài chính liên quan. Khi có rủi ro, bạn đã lên kế hoạch như thế nào để giải quyết có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Đối với một số doanh nghiệp mới, để giữ cho doanh nghiệp hoạt động ổn định có thể bạn phải làm một công việc bán thời gian cho một doanh nghiệp khác và dành ít thời gian cho hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này là một lợi thế vì bạn có thêm một khoản tiền lương ổn định và có thêm những lợi ích khác từ công ty bạn làm thêm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn cần bạn hoàn toàn tập trung tất cả mỗi ngày để thành công thì bạn nên xem xét một khoản phí dự phòng để trang trải chi phí sinh hoạt sau này. Sẽ có nhiều người khuyên bạn nên chuẩn bị đủ tiền cho ít nhất là sáu tháng hoặc nhiều hơn là hai năm. Câu trả lời chính xác sẽ nằm ở khoản kinh phí mà bạn cho rằng thật sự an tâm khi bắt tay vào làm. Bắt đầu một doanh nghiệp khi bạn cảm thấy tốt nhất. Nếu bạn đang bận tâm về chi phí sinh hoạt thay vì làm gì để doanh nghiệp thành công thì bạn đang có một sự chuẩn bị chưa tốt để bắt đầu.

4. Bạn chiến thắng cái tôi của chính mình

Nếu bạn đang quá quan tâm về vấn đề cần phải chứng minh với mọi người rằng mình luôn “đúng” hoặc các con số đưa ra là hợp lý hay bạn phải suy nghĩ hai lần về việc liệu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu công việc kinh doanh chưa. Những sai lầm và việc không quen với công việc, vị trí, môi trường mới sẽ là một phần khó khăn của việc bắt đầu và tiếp tục phát sinh khi bạn làm. Nếu bạn sẵn sàng là một học sinh để thích nghi thay vì luôn luôn muốn khẳng định mình là một chuyên gia thì bạn sẽ có một thời gian dễ dàng hơn để đi về phía trước.

Một trong những bài học bạn được học nhiều nhất để có thể thành công đó là khiêm nhường. Trong thực tế, bạn nên sẵn sàng làm những công việc mà bạn ghét hoặc ít quan tâm. Ví dụ, nếu bạn đang mở một nhà hàng vì bạn đam mê nấu ăn, hãy nhớ rằng ai đó vẫn sẽ cần phải làm việc với các nhà cung cấp, giữ sổ sách và làm vệ sinh. Nếu bạn đặt cái tôi của mình quá cao, cho rằng đó là những công việc của cấp dưới thì bạn sẽ phải đóng cửa trước khi bạn biết được rằng bạn cũng cần làm những công việc đó.

5. Bạn đã có trong tay một bản kế hoạch kinh doanh

Khi bạn nói về việc bắt đầu một doanh nghiệp thì việc phổ biến cần làm là viết một bản kế hoạch kinh doanh. Những vấn đề như chế độ ăn uống và tập thể dục thông thường không phải luôn luôn lúc nào cũng đi theo kế hoạch. Có nhiều người cảm thấy bị căng thẳng khi nghĩ đến việc viết một kế hoạch kinh doanh. Họ không biết phải bắt đầu từ đâu và nhanh chóng bỏ cuộc trước khi họ bắt đầu. Hya cũng có những người quá tự tin vào bản thân (có thể do cái tôi quá lớn) mà nói rằng họ không cần một kế hoạch kinh doanh và có thể sử dụng thời gian đó để thực sự làm kinh doanh thì có nghĩa hơn.

Việc thiết kế được một kế hoạch kinh doanh đem lại cho bạn lợi ích gấp đôi. Bạn phải hình dung được chính xác những gì bạn dự lầm và làm thế nào để đi đúng tiến độ đó. Hầu hết mọi người thường đối phó viết qua loa và chung chung. Khi bạn viết ra những điều đó, bắt buộc bạn phải viết thật chi tiết và cụ thể. Một kế hoạch kinh doanh được viết tốt sẽ trở thành một tài liệu sống cho doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn từ năm này đến năm khác. Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một khung chuẩn để đánh gia sự phát triển của doanh nghiệp bạn mà còn là một nền tảng để lập kế hoạch cho tương lai.

Hầu hết các bạn, những người khởi nghiệp luôn đặt câu hỏi liệu bạn đã thực sự “đủ” sẵn sàng để bắt đầu khởi nghiệp hay chưa. Nếu bạn thấy những dấu hiệu liệt kê trên có trong chuẩn bị của bạn thì hãy xem xét việc thoát ra khỏi cái kén và bắt đầu thôi. Hãy tự tin rằng bạn đang chuẩn bị tốt hơn so với bạn nghĩ rồi đấy.