Quản trị nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Và nó cũng là vấn đề khó nhất vì nó trực tiếp liên quan đến con người. Chắc hẳn bất cứ ai trong số các bạn cũng đã từng gặp trường hợp nhân viên thích nhảy việc rất nhiều rồi. Điều này không chỉ làm mất thời gian, công sức của bạn mà còn gây ra sự bất ổn trong doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách ứng phó khi nhân viên thích nhảy việc.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân viên thích nhảy việc

Bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân nhân viên nhảy việc

Trước hết bạn cần phân tích tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân viên lại thích nhảy việc để từ đó có phương pháp xử lý phù hợp. Nếu nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa có một chính sách nhân sự đúng đắn, phù hợp không khuyến khích được nhân viên yên tâm làm việc. Họ không thấy được cơ hội phát triển, thành quả mà họ nhận được không tương xứng với công sức bỏ ra thì việc họ nhảy việc là vấn đề không có gì là lạ. Khi đó doanh nghiệp của bạn cần xem xét lại các chính sách về nhân sự để sửa đổi cho phù hợp. Còn nếu do nguyên nhân cá nhân thì bạn có thể tìm hiểu để xem có thể giải quyết, giúp đỡ được không. Tất nhiên là bạn chỉ nên làm việc này khi nhân viên đó là những người làm việc chăm chỉ có năng lực, chuyên môn.

Làm thế nào để hạn chế việc nhân viên thích nhảy việc

Để hạn chế tình trạng nhân viên thích nhảy việc gây bất ổn trong doanh nghiệp thì bạn nên xây dựng chính sách về nhân sự đúng đắn ngay từ đầu.

- Khâu tuyển dụng:

Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng giúp bạn chọn lọc được những nhân viên tốt, phù hợp với mình có ý gắn bó lâu dài. Bạn nên xây dựng bản mô tả công việc, trong đó nêu rõ các yêu cầu mà ứng viên phải đạt đáp ứng được nếu muốn vào làm việc trong doanh nghiệp. Những yêu cầu này không chỉ bao gồm năng lực chuyên môn mà quan trọng hơn còn là hành vi, thái độ sống, quan niệm, động lực... của ứng viên. Ngoài xem xét hồ sơ thì bạn phải kết hợp cả phỏng vấn rồi mới ra quyết định tuyển dụng hay không.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ tốt:

Đâ là động lực cho sự trung thành, gắn bó và nỗ lực của nhân viên. Điều này tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Họ cảm thấy hài lòng về công sức mà mình bỏ ra, từ đó khuyến khích các nhân viên giỏi, làm tốt phát huy được khả năng của mình.

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh

Môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện sẽ giúp nhân viên phát huy năng lực tốt nhất

Một chính sách lương thưởng xứng đáng chưa đủ để giữ chân những nhân viên giỏi mà bên cạnh đó bạn cần phải tạo ra môi trường làm việc lành mạnh. Một môi trường làm việc đoàn kết, thân ái, vui vẻ phấn khởi trong tập thể thì làm việc mới đem lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường sự đoàn kết để nhân viên cảm thấy yêu công việc hơn và có thái độ sống tốt hơn.

- Đào tạo và phát triển nhân viên kế thừa:

Đây là chính sách giúp doanh nghiệp của bạn chủ động hơn trong chính sách nhân sự. Bởi vì việc nhân viên nhảy việc có thể nhiều lý do khác nhau dù chỗ làm việc rất tốt vì thế bạn nên chủ động đào tạo và phát triển nhân viên kế thừa những người giỏi, người thạo việc để khi họ nghỉ công việc sẽ không bị gián đoạn. Tốt nhất bạn không nên quá phụ thuộc vào một số ít nhân viên mà nên tạo sự đồng đều.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của chúng tôi trong việc ứng phó khi nhân viên thích nhảy việc hi vọng đã giúp ích cho bạn trong việc xây dựng một chính sách nhân sự tốt hơn. Một chính sách nhân sự tốt không chỉ giữ chân nhân viên mà còn giúp bạn thu hút nhân tài hiệu quả.