Chủ động và nhạy bén trong mọi trường hợp

Trên chiến trường, các bên không những cần lực lượng mạnh mà còn cần phải tạo được thời cơ chủ động theo diễn thế khôn lường của cuộc chiến. Binh pháp Tôn Tử cũng từng nêu quan điểm: người chỉ huy giỏi là người phải điều động được địch, chứ không để quân địch điều động lại mình; đánh trúng chỗ địch và không để địch đánh trúng chỗ mình, luôn giành thế chủ động. Trong kinh doanh cũng vậy, chúng ta luôn cần thiết giành thế chủ động trên thương trường. Từ đó, luôn tìm tòi và sáng tạo cho sản phẩm mới, luôn tìm thấy những lỗ hổng trên thương trường nhằm đưa sản phẩm vào. Trong binh pháp Tôn Tử có năm điều cần tránh: lúc quân địch nắm ưu thế thì không nên tấn công; lúc địch vờ chạy thì không nên đuổi theo; lúc địch dựa vào sườn điểm cao thì không nên tấn công trực diện; không nên tấn công khi nhuệ khí của địch đang tăng cao và lúc bao vây địch thì luôn để khe hở và có thể để quân địch chạy thoát khi cần. Năm điều đó cũng có thể áp dụng vào kinh doanh hiện nay: Không cạnh tranh trực diện với các công ty nắm ưu thế hơn; cạnh tranh dài hạn với các công ty có tiềm năng; không nên vội vàng khi chưa hiểu rõ đối phương; với những đối tác ở thế kém hơn thì không được dồn họ đến phá sản.

Kinh doanh cũng như dụng binh, cần sự thần tốc

Trong chiến tranh, nếu biết được điểm yếu của địch thì sẽ dễ dàng đánh nhanh thắng nhanh. Trong thương trường cũng thế, nếu ta tìm ra điểm yếu của đối thủ là chưa đáp ứng được nhu cầu của thương trường thì ta cần nhanh chóng sản xuất sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó và cho ra mắt trước thì mới thu hút được khách hàng.

Ý chí của quân sĩ cũng là điều mà binh pháp Tôn Tử nói đến: muốn quân lao nhanh vào diệt địch thì phải làm cho quân sĩ căm thù giặc, muốn cướp nhanh của cải tài sản của giặc thì phải dùng đến tiền thưởng cho quân”. Điều đó được áp dụng trên thương trường ở chỗ làm hưng phấn tinh thần của nhân viên, họ sẽ hăng hái làm việc một cách có trách nhiệm và doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.

Luôn có đường lui khi khó khăn: Khi đứng trước khả năng thất bại, không nên hoang mang và hoảng sợ, mà phải bình tĩnh tìm cách chuyển bại thành thắng. Trong kinh doanh cũng không ngoại lệ, khi gặp khó khăn, cần tìm cách giải quyết để vượt qua khó khăn.

Tôn Tử nhấn mạnh rằng không cần phô trương lực lượng ban đầu nhưng khi vào trận phải ra tay dứt khoát và nhanh gọn. Trên thương trường cũng cần điều đó, khi cần, hãy nhanh gọn nắm bắt thời cơ trong cuộc cạnh tranh.

Sự đoàn kết

Chúng ta đều biết, để thắng trận thì không chỉ cần người tướng tài ba mà còn cần đội ngũ binh lính, phải cần sự hợp sức của tất cả binh linh và toàn quân đội thì mới có thể chiến thắng. Tôn Tử viết: “Những chiến binh thông minh biết tìm đến sự hiệu quả của sức mạnh tổng hợp mà không quan tâm quá nhiều đến cá nhân riêng lẻ.” Trong kinh doanh, nếu một người hoạt động đơn lẻ mà không phối hợp cùng đồng nghiệp thì sẽ bỏ lại những người khác phía sau hậu so với mọi người. Điều đó khiến mất đi sự cần bằng trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng trì trệ, phát triển chậm.

Trên đây là những điều có thể ứng dụng từ binh pháp Tôn Tử vào việc kinh doanh. Bạn có thể áp dụng cho việc kinh doanh lâu dài của mình.