Ladofoods – doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng tham gia trưng bày

Đây là lần thứ 3 địa phương này tổ chức chương trình và là năm có quy mô và số lượng doanh nghiệp tham gia lớn nhất.

Bà Lê Ngọc Đào – Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh nhận định, hoạt động kết nối cung cầu trong thời gian qua có sức lan tỏa mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Thông qua chương trình, nhiều mặt hàng không chỉ được phân phối và tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn được lựa chọn để xuất khẩu thông qua hệ thống của Satra, Coop, Metro, BigC An Lạc, Lotte... Đặc biệt, trong tháng 11/2014, hệ thống Lottemart đã chọn được nhiều sản phẩm của 30 DN tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kinh doanh tại Hàn Quốc, tổng giá trị gần 250.000 USD, đây hướng đi mới khẳng định chất lượng hàng hóa VN trên thị trường quốc tế.

Theo thống kê của Sở Công thương TP.HCM đã có 631 doanh nghiệp đến tham quan, tìm hiểu hàng. Đa phần các doanh nghiệp đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau với các sản phẩm đặc trung vùng miền đã mang lại nhiều cơ hội giao thương. Tiêu biểu cho sản phẩm nho, táo Ninh Thuận ông Nguyễn Đình Quang, giám đốc hợp tác xã Thái Thuận cho biết “Rất bất ngờ khi có nhiều khách hàng quan tâm tới sản phẩm nho. Điều đó chứng tỏ nhu cầu thị trường TP.HCM là rất lớn”. Một doanh nghiệp khác đại diện tỉnh Lâm Đồng là Ladofoods – Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng với sản phẩm chính là Vang Đà Lạt mang hương vị Pháp cũng tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại hội chợ. Công ty này mang đến chương trình “Trải nghiệm rượu vang miễn phí” đồng thời tư vấn khách hàng, người tham quan cách thưởng thức rượu vang chính hiệu.

Giới thiệu sản phẩm tại gian hàng tỉnh Vĩnh Long

Hội chợ được xem là cầu nối trực tiếp hiệu quả được nhiều doanh nghiệp ủng hộ, tham gia. Đây là nơi giao thương để sản phẩm đặc trưng vùng miền của các tỉnh, thành có thể vào hệ thống siêu thị, các chợ, đầu mối phân phối lớn. Tạo điều kiện phát triển kinh tế cùng miền, cải thiện đời sống người nông dân và thực hiện được chủ trương “Người Việt cùng hàng Việt”, góp phần vào việc “Bình ổn giá thị trường”.

Trước đó, phát biểu trong hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, chương trình này là một trong nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương với thị trường tiêu thụ rộng lớn là TP.Hồ Chí Minh, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Vì vậy, trong thời gian đến, lãnh đạo các tỉnh thành cần rà soát các DN, đơn vị sản xuất, kinh doanh có tiềm năng để hỗ trợ đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gắn chương trình bình ổn với hoạt động sản xuất. Nhân rộng mô hình này ở tại nhiều địa phương khác ngoài TP HCM.

Tại Hội nghị đã có 347 hợp đồng nguyên tắc đã được các DN ký kết (13 tỉnh miền Tây ký kết 214 hợp đồng; 8 tỉnh miền Đông và Tây Nguyên ký 53 hợp đồng và 5 tỉnh miền Trung ký 33 hợp đồng).