1. Nhân viên cao cấp cho các tập đoàn lớn

Đây là vị trí không dễ để một người bình thường có thể chen chân vào làm. Ngoài quản lý, điều tiết tốt nhân viên và công việc thì phải có tầm nhìn chiến lược để đảm bảo cho sự phát triển, doanh thu và lợi nhuận công ty. Bên cạnh áp lực nặng nề từ công việc, đối tác, khách hàng, còn phải đối mặt với áp lực từ các ông chủ, HĐQT và các cổ đông. Tuy nhiên công việc này mang đến danh tiếng và cả mức lương khủng cho những ai may mắn có được.

2. Chuyên viên quan hệ công chúng (PR)

Thấy dễ mà không dễ. Đừng nghĩ đây là công việc chỉ dành cho những người có khả ăn nói để dàn xếp ổn thỏa những vụ lùm xùm của công ty trước báo chí hay thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách hàng. Song, có nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Bởi không đơn giản đưa ra các chiến lược tiếp thị mang hình ảnh công ty hay sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm mới đến với công chúng và được chắp nhận. Nghề này tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng cũng góp phần làm cho chiến dịch bán hàng hiệu quả. Ngoài ra, khi công ty gặp rắc rối thì đây là bộ phận “đứng mũi chịu sào” hứng trọn những đòn công kích từ báo chí và người tiêu dùng. Vậy mới thấy nhận lương càng cao thì áp lực công việc càng nhiều, nếu không biết cách điều tiết thì rất dễ dẫn đến Stress.

3. CEO

Quản lý một công ty nhỏ cũng đã làm bạn “sổ mủi và nhức đầu” huống chi điều hành một công ty đa quốc gia với hàng trăm ngàn nhân viên cấp dưới. Tất nhiên vị trí này không phải ai cũng có thể làm được rất hiếm nữa là đằng khác. Việc luôn đối mặt với những con số rối rắm, những kế hoạch chiến lược, đối sách với đối thủ, bài bài toán hốc búa từ truyền thông và dư luận cũng khiến cho các “sếp” lớn chịu không nổi huống chi cuộc sống còn có nhiều thứ phải chăm lo như sức khỏe bản thân, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Nếu không có một tinh thân và trí tuệ minh mẫn thì rất khó vượt qua các áp lực luôn đè nặng trên vai mọi nơi mọi lúc.

4. Nhân viên tổ chức sự kiện

Đừng nghĩ công việc này đơn giản là chỉ dừng lại ở việc thuê một ban nhạc tới biểu diễn, chuẩn bị một sâu khấu sao cho bắt mắt, mời những đầu bếp hàng đầu đến nấu ăn là được. Giống như đạo diễn của một bộ phim, nghề này phải chuẩn bị mọi thứ theo yêu cầu của người tổ chức, từ thiết kế, không gian bày trí, sắp xếp nội thất, vật dụng, điều tiết các khâu, bộ phận sao cho hợp lý và chính xác đến từ giây phút để cho sự kiện được diễn ra trơn tru mang đến sự hài lòng cho gia chủ và cả khách khứa đến tham dự. Đặc biệt với những sự kiện càng long trọng thì mức độ stress của nghề này càng tăng cao.

5. Cảnh sát

Không riêng gì nghề cảnh sát mà những nghề liên quan đến sức khỏe, nhân mạng như Bác sĩ cấp cứu, phẫu thuật, phụ sản; lính cứu hỏa...đều phải đối mặt với những áp lực và khó khăn khủng khiếp. Vì mỗi hành động của họ đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người khác nên phải đòi hỏi sự tập trung và tỉnh táo để hoàn thành nhiệm vụ. Riêng nghề cảnh sát hình sự phải luôn đối mặt với những nguy hiểm và có nguy cơ hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Chính vì thế đối diện với stress là điều khó tránh khỏi nếu bạn yêu thích và muốn gắn bó với nghề này.