Thương hiệu cá nhân quyết định ấn tượng đầu tiêu của khách hàng với doanh nghiệp

1. Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân, dấu ấn cá nhân được gọi với tên khác là nhận hiệu. Tức là những dấu hiệu, ấn tượng đầu tiên khi người tiêu dùng nhìn thấy thương hiệu của bạn. Một thương hiệu cá nhân thành công phải gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người nhìn và họ có thể nhận ra ngay lập tức khi nhắc đến những đặc điểm nổi bật đó.

Thương hiệu cá nhân phải thật đặc biệt và gây ấn tượng mạnh

Hãy xây dựng cho doanh nghiệp một dấu ấn cá nhân thật độc đáo, sáng tạo, thể hiện được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến cũng như thể hiện được giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp mang lại. Bằng việc xây dựng cho doanh nghiệp một thương hiệu cá nhân chất lượng, bạn sẽ có ảnh hưởng hơn đối với mọi người và để họ chấp nhận theo cách bạn muốn qua những giá trị riêng.

Đây là một lợi ích kéo dài xuyên suốt sự nghiệp của doanh nghiệp. Và cũng không thể có cướp đi từ bạn.

2. Dấu ấn cá nhân trong một thương hiệu quan trọng như thế nào?

Ở thời đại thông tin công nghệ 4.0 ngày nay, một sản phẩm tốt gỗ lẫn nước sơn chưa chắc đã bằng một sản phẩm được xây dựng thương hiệu bền vững. Lấy ví dụ như những hãng thời trang cao cấp như Gucci hay Louis Vuitton. Sản phẩm của họ luôn bán rất chạy, một phần không phải vì chất lượng sản phẩm mà chỉ cần nghe tên 2 “ông lớn” trong ngành thời trang này thì người người nhà nhà sẽ đổ xô đi mua rồi. Cái mà thương hiệu cá nhân mang lại chính là giá trị cảm xúc, tự hào, kiêu hãnh là những cảm xúc người mua muốn có được khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó. Ngược lại, một chiếc túi xách cho dù có chất lượng đến đâu nhưng không hề có thương hiệu thì giá trị mang lại cũng bằng không.

Cái mà thương hiệu cá nhân mang lại giá trị cảm xúc khi sử dụng sản phẩm của họ

Trong một nền kinh tế ý tưởng thương hiệu chính là tài sản trí tuệ quan trọng nhất chiếm từ 40% - 60% giá trị của doanh nghiệp. Đáng tiếc trong bảng xếp hạng giá trị, thương hiệu của Việt Nam lại xếp ở vị trí khá khiêm tốn. 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng một nửa thương hiệu Petronas của Malaysia. Trong một nghìn thương hiệu hàng đầu của châu Á, Việt Nam chỉ có 10 đại diện, hay giá trị thương hiệu của quốc gia Việt Nam được định giá 140 tỷ đô thua cả Lào và thua giá trị của hãng công nghệ Apple.

Như vậy có thể thấy, những doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang quá chú tâm vào chất lượng của sản phẩm mà quên đi thương hiệu cá nhân cũng quan trọng không kém. Họ chỉ thấy lợi ích trước mắt là làm nhiều thì lãi nhiều mà chưa ý thức tập trung xây dựng hình ảnh của thương hiệu mình.