Bố trí địa điểm kinh doanh ở các nhà chung cư

Chung cư có các dạng như chung cư chỉ để ở, chung cư để kinh doanh hoặc chung cư vừa để ở, vừa để kinh doanh. Nếu chung cư vừa để ở, vừa để kinh doanh thì bạn cần lưu ý các trường hợp không được dùng chung cư kinh doanh như:

Kinh doanh các vật liệu gây cháy nổ, những ngành nghề nguy hiểm cho tài sản, tính mạng con người; kinh doanh vũ trường; kinh doanh sửa chữa xe có động cơ, kinh doanh những dịch vụ gây ô nhiễm, kinh doanh giết mổ gia súc…

Những ngành nghề kinh doanh mà bị hạn chế ở chung cư như quán bar, karaoke, kinh doanh dịch vụ nhà hàng.

Đối với loại chung cư chỉ dùng để ở thì bạn tuyệt nhiên không được đăng ký kinh doanh.

Cần xem xét loại hình kinh doanh có được phép thực hiện trên địa điểm đó không?

Khi kinh doanh, bạn cần tìm hiểu rõ về địa bàn mà mình định lựa chọn làm địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh những ngành nghề mà bạn có định kinh doanh hay không. Thực tế hiện nay có một số địa bàn mà người ta sẽ không cho phép để kinh doanh một số ngành nghề nhất định vì nếu kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới an ninh trật tự hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Địa điểm kinh doanh có phù hợp với ngành nghề định kinh doanh hay không?

Địa điểm kinh doanh cần phải phù hợp với ngành nghề mà bạn định kinh doanh. Nếu như bạn định buôn bán hoặc sản xuất thực phẩm thì yêu cầu bạn cần đáp ứng những điều kiện nhất định về địa điểm kinh doanh theo quy định.

Các địa điểm kinh doanh cần bắt buộc phải treo biển hiệu và biển hiệu cần đảm bảo những thông tin như:

Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng như tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Địa chỉ kinh doanh, điện thoại của cơ sở kinh doanh

Về kích thước thì biển hiệu ngang cần có chiều cao tối đa là 2m, chiều dài tối đa cần ngang với mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1m và chiều cao tối đa là 4m.

Khi treo biển hiệu cần đảm bảo không được lấn chiềm vỉa hè, lòng đường và làm ảnh hưởng tới giao thông công cộng.

Những thủ tục cần thiết khi thành lập địa điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh thì bạn cần làm thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh và gửi cho phòng đăng lý kinh doanh trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày lập.

Một số lưu ý như địa điểm kinh doanh có thể khác trụ sở chính và bạn chỉ được lập địa điểm kinh doanh tạo những tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi có doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Trong thời gian 3 ngày từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật các thông tin về địa điểm kinh doanh tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với trường hợp thuê nhà để lập địa điểm kinh doanh thì giữa doanh nghiệp và người cho thuê cần giao kết hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh.

Trên đây là quan hệ giữa địa điểm và việc sản xuất mặt hàng sao cho hợp lý. Hi vọng những điều này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.