Những quốc gia được mệnh danh là người khổng lồ về sản xuất tại châu Á không chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, một người khổng lồ nữa mới xuất hiện đó chính là Việt Nam. Tại Việt Nam cho thấy hoạt động sản xuất tại Việt Nam hiện nay đã được mở rộng đáng kể. Theo HSBC và Markit Economics, kể từ tháng 8/2013 PMI của Việt Nam luôn đạt con số trên 50.

Thành công này chưa từng xảy ra tại bất kỳ quốc gia châu Á nào ngoài Việt Nam, theo nghiên cứu của HSBC và Markit. Ngược lại với Việt Nam, chỉ số quản lý thu mua cho lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc đang bị thu hẹp so với cùng kỳ 8 tháng trước. Hoạt động sản xuất tại Thái Lan luôn giảm trong suốt 22 tháng qua, theo thống kê của chính phủ nước này.

Trong một ghi chú đi kèm với dữ liệu tháng 3 của Việt Nam, HSBC và Markit cho biết: "Trọng tâm của hoạt động cải thiện điều kiện kinh doanh mới nhất là tiếp tục tăng sản lượng và các đơn đặt hàng mới, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể để đảm bảo thêm nhiều đơn đặt hàng mới trong nước và xuất khẩu”. Andrew Harker, nhà kinh tế cấp cao tại Markit cho biết việc hạ giá hàng tiêu dùng tại các thị trường trên thế giới tiếp tục là một lợi thế cho Việt Nam trong việc giảm chi phí đầu vào.

Trong năm qua, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ trong số 10 nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Và với vị trí chiến lược của mình, cùng lực lượng dân số trẻ và chi phí thấp hơn so với Trung Quốc, Việt Nam đã thu hút được những doanh nghiệp lớn như Samsung Electronics, Intel và Siemens, bên cạnh các nhà sản xuất giày dép và hàng may mặc khác.

Việt Nam chỉ có khoảng 6% dân số trên 65 tuổi, so với khoảng 10% ở Trung Quốc, Thái Lan và gần 13% ở Hàn Quốc.

Về lợi ích, tiền lương công nhân Việt Nam nhận được vẫn còn thấp. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, trong năm 2013 mức lương trung bình hàng tháng tại Việt Nam chỉ vào khoảng 197 USD, so với 391 USD tại Thái Lan và 613 USD tại Trung Quốc.

Tất nhiên, hầu hết công việc của công nhân Việt Nam hiện nay là sản xuất hàng hóa trong ngành dệt, hàng may mặc, đồ nội thất và thiết bị điện tử. Điều đó có thể thay đổi vì hiện nay các công ty đang rất chú trọng đầu tư vào đào tạo và phát triển R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm)./.

Dịch từ nguồn: http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-04-01/meet-asia-s-new-manufacturing-powerhouse-vietnam