“Điêu khắc chính là gọt giũa tâm mình”!

Từ năm 11 tuổi, Hùng “sầu” đi theo một đại ca giang hồ khét tiếng đất Quảng Trị và dần trở thành cánh tay đắc lực của đại ca đất Quảng và cuộc đời lầm lỡ của Hùng “sầu” bắt đầu từ đó. Vào tù ra khám từ khi mới 15 tuổi, bị truy nã, rồi lẩn trốn từ miền Trung vào miền Nam, sang Campuchia, Lào và cuối cùng trở thành “đại ca” của nhóm giang hồ tại An Sương (TP.HCM)

Năm 1997, Hùng “sầu” bị bắt, trong lần “xộ khám” này Hùng bị tuyên phạt 3,5 năm tù giam. Bước ngoặt cuộc đời của Hùng “sầu” cũng kể từ đây. Trong thời gian thụ án, Hùng “sầu” được cho học chữ, có lẽ chính cái sự học và cải tạo trong tù đã khiến Hùng “sầu” mong muốn được hoàn lương.

Đầu năm 2000, Hùng “sầu” rũ bỏ áo tù trở về với cuộc sống đời thường, vấp phải vô vàn khó khăn của một người với lý lịch tù tội khó lòng mà có được việc làm. Một lần ghé chùa Hoằng Pháp, Hùng trải lòng với các sư thầy và nhận được những lời khuyên chân thành. Quyết tâm làm lại cuộc đời, anh thuê một căn phòng trọ gần chùa và tự giam mình nửa tháng trong đó để tự cai nghiện. Một lần, tình cờ thấy những người thợ điêu khắc gỗ trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP HCM) làm việc, Hùng như bị mê hoặc. Chỉ cần học lóm và mua dụng cụ về mày mò, đục đẽo, Hùng có thể làm được những pho tượng nhỏ, dù còn thô kệch, xấu xí. “Lúc đó, tôi mừng đến phát khóc vì nghĩ mình cũng có khả năng làm ra tiền ” - Hùng tâm sự.

Năm 2001, anh Hùng xin vào làm tại xưởng gỗ điêu khắc Quang Mỹ trên địa bàn huyện Hóc Môn. Sẵn có khiếu, lại được đào tạo bài bản cộng với quyết tâm cao nên anh tiến bộ rất nhanh. Chỉ sau 3 tháng làm việc, anh được ông A Lin, quản lý xưởng, giao phụ trách kỹ thuật.

Khi tay nghề đã cứng, Hùng gom hết số tiền dành dụm được (khoảng 47 triệu đồng) thuê một miếng đất ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn để mở xưởng điêu khắc vào năm 2005. Thương “đàn em” sống kiếp đâm thuê chém mướn, Hùng khuyên bảo, rủ họ về cơ sở để anh dạy nghề, tạo việc làm. Được Hùng hướng dẫn, kèm cặp, phần đông trong số họ đã thay tâm đổi tánh và chí thú học nghề. Tám năm mở xưởng, Hùng đã đích thân dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho 374 người, đa số là dân “giang hồ” đã gác kiếm. Giờ đây họ đã có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình với mức lương trung bình từ 12-15 triệu đồng mỗi tháng.

Anh Lê Dương Thừa Hùng (phải) luôn tâm đắc “Điêu khắc chính là gọt giũa tâm mình”

Luôn làm việc có tâm và đề cao uy tín, mỹ nghệ Dương Hùng không ngừng lớn mạnh, tạo dựng được vị trí vững chắc trong làng điêu khắc mỹ nghệ. Bản thân anh luôn tâm đắc “Điêu khắc chính là gọt giũa tâm mình”, mỹ nghệ Dương Hùng luôn cho ra đời những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao và chất lượng gỗ bền đẹp và quý hiếm. Dưới bàn tay tài hoa, dày kinh nghiệm của các nghệ nhân, các mẫu tượng Phật, tượng chư Bồ tát, tượng chư vị tổ sư, và đặc biệt là tượng chân dung đều đều hội tụ tinh hoa của đất trời, tâm huyết của người nghệ nhân và toát lên được thần thái chân thực không dễ gì có được..

Những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao và chất lượng gỗ bền đẹp

Nhờ ý chí và nghị lực quyết tâm làm lại cuộc đời, anh Dương Hùng được nhiều cơ sở, trung tâm cai nghiện mời về giảng dạy cho học viên. Ngoài ra, cơ sở của anh luôn mở rộng vòng tay, giúp người cùng cảnh ngộ tái hòa nhập cộng đồng. Tính đến nay đã có 374 người được anh dạy nghề miễn phí, tạo điều kiện cho họ có việc làm, có thu nhập ổn định, trở thành những công dân sống có ích cho bản thân và xã hội. Anh còn tiết lộ một chi tiết khá đặc biệt đó là khi cần anh có thể huy động vài trăm người thợ cùng một lúc là chuyện bình thường bởi rất nhiều cơ sở Điêu khắc mỹ nghệ từ Đắk Lắk cho đến Cà Mau họ là “truyền nhân” của anh. Riêng về những đóng góp cho các hoạt động từ thiện anh đều nhiệt tình hưởng ứng, có nơi chỉ một vài triệu, nhưng cũng có trường hợp anh đóng góp hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay cơ sở của anh không chỉ có tượng gỗ mỹ nghệ mà còn lấn sang các lĩnh vực khác như trang trí nội thất, phục chế các công trình di tích và thi công nhà cổ. Riêng lĩnh vực nhà cổ, anh Hùng phấn khởi cho biết “năm 2014 công ty mộc mỹ nghệ Dương Hùng của anh cùng với 5 đơn vị khác thi công tại công trình “Khu du lịch tâm linh” của tập đoàn Tôn Hoa Sen ở Lâm Đồng, qua 2 năm làm việc, đến đầu năm 2016 cơ sở của anh được ông chủ Tôn Hoa Sen “chấm” trở thành đơn vị duy nhất đảm trách toàn bộ các công trình về gỗ. Không chỉ dừng ở đó, sắp tới anh còn triển khai thực hiện một dự án rất lớn ở Bạc Liêu với giá trị hợp đồng lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Một mẫu tượng Phật tại cơ sở mỹ nghệ Dương Hùng

Chia sẻ thêm về ước nguyện của mình anh Hùng cho biết, anh vẫn luôn ấp ủ một dự định táo bạo: "Khi mở cơ sở dạy nghề điêu khắc miễn phí, có rất nhiều người là nữ đến xin vào học. Vì điều kiện nơi ăn chốn ở, tôi không thể tiếp nhận nữ nên giờ vẫn có ước nguyện mở một xưởng may để đón nhận họ vào học nghề, giúp họ có cuộc sống ổn định. Tâm nguyện này của anh được các Sư trong chùa Hoằng Pháp và một số nơi khác rất hoan nghênh, theo tính toán của anh, với công việc may trang phục cho các nhà chùa và phật tử hiện nay anh có thể đảm bảo cho khoảng 300 bạn nữ tái hòa nhập có tương lai ổn định, số vốn đầu tư ban đầu khoảng 3 tỷ nếu trừ phần đất đai ra. Nhưng một mình anh không đảm trách nổi nên rất cần sự hưởng ứng của những người có tấm lòng thiện nguyện.

Những nỗ lực, cố gắng mà anh Lê Dương Thừa Hùng đã làm được, đủ để hiểu vì sao anh, cũng như cơ sở điêu khắc tượng gỗ của anh lại nhận được nhiều sự yêu quý của khách hàng cũng như những người dân biết đến anh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH ĐIÊU KHẮC MỘC MỸ NGHỆ DƯƠNG HÙNG

Địa chỉ: 51/5C Thới Tây 2, đường Tân Hiệp 4, xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn

ĐT: 0862532558

Website: www.tuonggoduonghung/

www.phatphapnhiemmau16.com.vn